Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Thêm 1 cái chết tức tưởi của người đàn ông Việt rửa bát thuê tại Singapore

Category:

Cái chết bất ngờ nơi đất khách quê người của Phan Đức Thắng, 32 tuổi, khiến cả gia đình anh rơi vào cảnh khốn khó hơn


Theo tờ TNP, mong muốn của Thắng khi sang Singapore làm mướn, là để gia đình mình bớt khổ.

 nguoi dan ong viet rua bat thue chet tuc tuoi o singapore hinh anh 1
 Chị Bùi Thị Thu Hà, vợ của anh Phan Đức Thắng. Ảnh: TNP
Anh Thắng kiếm được 1.000 đô-la Singapore (khoảng 17 triệu đồng) mỗi tháng từ công việc rửa bát thuê. Anh đưa vợ 700 đô-la để chăm hai con nhỏ cùng bảy anh chị em và mẹ già ở quê.
Những tưởng Thắng có thể gánh cả gia đình trên vai nhờ công việc hiện tại, nhưng mọi chuyện hy vọng chấm dứt khi Thắng đột ngột qua đời hôm 21.5 vừa qua.
Thắng bị chấn thương nặng ở đầu, dẫn đến tử vong, sau khi xảy ra cãi lộn và ẩu đả với một người đàn ông khác.
Vợ của anh, chị Bùi Thị Thu Hà (32 tuổi), đã bay từ Việt Nam sang Singapore hôm 27.5. “Cả gia đình tôi chỉ trông chờ vào anh ấy. Anh ấy là tất cả đối với chúng tôi” – chị Hà cho biết.
Mất đi trụ cột, cả gia đình anh rơi vào cảnh điêu đứng.
Gia đình anh đau đớn vì mất người thân. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với khoản nợ 6.000USD (hơn 120 triệu đồng). Gia đình Thắng vay số tiền này để lo cho anh sang Singapore làm việc.
Chị Hà cho biết, nhà chị phải vay 8.000USD (khoảng hơn 160 triệu đồng) để trả tiền cho công ty môi giới, tiền vé máy bay và các loại phí để sang Singapore làm
Nguồn: danviet.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh20:24

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Mẹ Quang Anh - Rửa bát thuê hay làm lao công tất cả cũng chỉ vì con

Category:

Để có tiền cho Quang Anh ăn học, mẹ Quang Anh đã phải theo con ra Hà Nội ngày đi rửa bát thuê, tối đến lại làm lao công cho một công ty môi trường...
Trở thành Quán quân Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên, thế nhưng nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ khi biết đến cuộc sống đầy khó khăn, vất vả của gia đình Quang Anh hiện tại. Để có tiền cho Quang Anh ăn học, thuê phòng trọ, bà Lê Thị Nghĩa (mẹ Quang Anh) đã phải theo con ra Hà Nội ngày đi rửa bát thuê, tối đến lại làm lao công cho một công ty môi trường...
me rua bat thue, lam lao cong nuoi quan quan quang anh an hoc hinh 0
Quang Anh hiện nay.
Chăm chỉ, ngoan ngoãn để không phụ lòng mẹ
Tìm tới gia đình Quán quân Giọng hát Việt nhí năm 2013 tại TP Thanh Hoá vào dịp nghỉ lễ 30/4, hàng xóm cho biết, mẹ Quang Anh - bà Lê Thị Nghĩa - không về quê. Vậy là chúng tôi tìm đến nhà của bố em, sống ngay gần đó. Ông Nguyễn Văn Tâm niềm nở mời chúng tôi vào nhà. Thế nhưng, vừa nghe nhắc đến cuộc sống hiện tại của Quang Anh và gia đình, ông Tâm giọng buồn hẳn.
Ông nói: “Sau khi đoạt Quán quân Giọng hát Việt nhí, Quang Anh thi đậu vào Học viện Âm nhạc Quốc gia. Để con có đầy đủ điều kiện học tập cũng như có người chăm sóc, mẹ Quang Anh đã khăn gói cùng con ra Hà Nội thuê trọ rồi làm thêm để có đồng ra đồng vào. Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, hai mẹ con cũng không về nhà được vì trùng dịp Quang Anh ôn thi, còn mẹ cháu cũng phải đi làm không được nghỉ”.
Trong câu chuyện thân tình với chúng tôi, ông Tâm chia sẻ rằng, vợ chồng ông chia tay nhau từ khi Quang Anh mới 5 tuổi, do hoàn cảnh gia đình bấy giờ khó khăn sau đận cháy nhà, rồi vay nặng lãi, vợ chồng hay mâu thuẫn, không hiểu nhau… Thế nhưng, dù không còn sống chung dưới một mái nhà nhưng ông vẫn thường xuyên đi lại và dành tất cả tình yêu thương cho Quang Anh, không để em phải thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa.
Nói là vậy, ông Tâm cũng thừa nhận sự đắn đo, do dự khi Quang Anh nằng nặc đòi dự thi chương trình Giọng hát Việt nhí năm 2013. Phần do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, chương trình lại diễn ra tận trong Nam, xa xôi tốn kém nên ban đầu, ông khá băn khoăn khi để con dự thi. Vì hiện tại, ông Tâm đã có gia đình riêng phải lo toan, còn bà Nghĩa khi đó sống với đồng lương công nhân vệ sinh môi trường khá khiêm tốn.
Ông bảo, từ nhỏ, Quang Anh đã có niềm đam mê ca hát nên gia đình để em tiếp xúc với các chương trình văn nghệ, các trường trình ca hát do nhà trường, khối phố, hay phường tổ chức… Tuy nhiên, đó là những chương trình mà Quang Anh có thể đăng ký tham dự, hoặc được mời diễn, còn Giọng hát Việt nhí lại vượt ra khỏi tầm tay của gia đình.
me rua bat thue, lam lao cong nuoi quan quan quang anh an hoc hinh 1
Căn nhà Quang Anh được gia đình cho thuê làm kinh doanh.
Khó khăn là vậy, nhưng ông và vợ cũ lại không nỡ dập tắt ước mơ, hy vọng của con với cuộc thi. Để có thể cho Quang Anh tham dự cuộc thi, ông và vợ cũ đã phải gác công việc thay nhau đưa con ra Bắc vào Nam dự thi. “Hôm diễn ra chung kết Giọng hát Việt nhí, cả khu phố đã rộn lên cổ vũ, reo hò. Các gia đình cùng nhau tập trung trước một màn hình chiếu lớn giữa phố để ngồi xem, cổ vũ và nhảy lên vui sướng khi giây phút MC công bố kết quả”, ông Tâm tự hào nhớ lại giây phút soi sáng cuộc sống khó khăn của con trai mình.
Nói cười rồi lại ngậm ngùi khi trở về với thực tại sau ngày đăng quang. Thi đậu vào Học viện Âm nhạc Quốc gia với số điểm ưu nhưng nỗi lo xa nhà, nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn đè nặng lên vai người mẹ. Để có tiền thuê trọ, cho Quang Anh theo học, mẹ Quang Anh đành phải xin nghỉ ở Công ty Môi trường Thanh Hoá, khăn gói ra Hà Nội thuê trọ, kiếm việc làm thêm. Ngôi nhà ở Thanh Hóa thì bà ngoại Quang Anh ở, trông nom nhà cửa, đồng thời cho thuê để có thêm đồng ra đồng vào.
Tất cả vì tương lai của con
Ông Tâm cho biết, Quang Anh vốn cá tính, hiếu động, không chỉ có năng khiếu ca hát bẩm sinh từ nhỏ mà còn học giỏi, chơi tốt các môn thể thao như bóng đá, cầu lông.... Ông Tâm nhớ rõ, khi Quanh Anh mới lên 3 tuổi, vợ chồng ông khi đó vốn yêu văn nghệ nên đã đầu tư mua một dàn karaoke về hát. Cứ tối đến, cả xóm nghèo xung quanh lại tập trung quây quần hát hò vui vẻ. Nghe mãi thành quen, Quang Anh đã thuộc các bài hát từ bao giờ không ai hay biết, chỉ khi em cầm míc hát (bấy giờ em chưa biết chữ) thì ai cũng ngỡ ngàng.
Ngạc nhiên hơn, khi Quang Anh có chất giọng hay, nhiều hàng xóm, bạn bè của bố mẹ khi đến nhà hát karaoke, hay liên hoan tiệc tùng đều kéo Quang Anh vào hát trước, nghe cháu hát xong thì mọi người mới bắt đầu hát. Năm 7 tuổi, Quang Anh xin bố mẹ đi thi Liên hoan Tiếng hát Hoa phượng đỏ. Dù bị loại nhưng cậu bé không hề nản chí và quyết tâm thi tiếp vào năm sau. Năm đó, đang bị ốm, phải truyền nước nhưng Quang Anh vẫn nhất quyết đi thi và đạt được 2 giải: Giải Nhất và giải Nghị lực.
me rua bat thue, lam lao cong nuoi quan quan quang anh an hoc hinh 2
Bố Quang Anh (bên trái) trao đổi với phóng viên. Ảnh: Ngọc hưng
Sau khi đoạt Quán quân Giọng hát Việt nhí năm 2013, hầu như ngày nào gương mặt, tên tuổi Quang Anh cũng xuất hiện trên các mặt báo, truyền hình, đi đâu người dân cũng biết. Sự nổi tiếng của em làm bố mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng, bạn bè, người thân nhưng đôi khi cũng gây không ít khó khăn, phiền phức như tất cả mọi cử chỉ, hành động của gia đình đều phải cẩn trọng, để ý tránh làm ảnh hưởng đến tên tuổi, sự nghiệp của Quang Anh…
Hiện tại, việc học của Quang Anh khá bận rộn. Ngoài học chuyên ngành ở Học viện, Quang Anh còn học văn hoá, học thêm tiếng Anh, năng khiếu bên ngoài. Quang Anh kể, học trống rất vất vả vì tiếng ồn lớn, nhiều hôm ngày 4 ca, không về ăn cơm cùng mẹ mà phải ăn ở căng tin trường. Cũng bởi thời gian học tập gần như kín mít nên hầu như các show mời diễn, Quang Anh ít tham dự. Thỉnh thoảng Quang Anh đi hát vào thời gian rỗi, không trùng với lịch học. Khi về quê thì em chủ yếu đi hát để làm từ thiện, hoặc các chương trình kỷ niệm trong tỉnh…
“Lúc đầu, cũng có nhiều nơi mời đi hát, gia đình cũng muốn có thu nhập từ việc ca hát của Quang Anh cho mẹ đỡ vất vả. Nhưng nhờ định hướng của một số nhạc sỹ đỡ đầu cho Quang Anh đã xác định, việc quan trọng đối với con trước mắt là phải học tập để có chiều sâu về nhận thức văn hoá, thấy bố mẹ vất vả mà nỗ lực học tập, trưởng thành”, ông Tâm cho biết.
Ông Tâm cho biết thêm, học phí của Quang Anh trước mắt chưa phải là áp lực lớn đối với gia đình, nhưng đến tháng 9 năm nay khi hết thời gian nhận hỗ trợ học bổng từ cuộc thi Giọng hát Việt nhí thì sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, với tình yêu thương con, ông cũng như mẹ Quang Anh sẽ nỗ lực hết mình để con trai có thể hoàn tất 7 năm học một cách tốt nhất tại Học viện Âm nhạc Quốc gia.
Nguồn: vov.vn
Ra Hà Nội, bà Lê Thị Nghĩa xin vào một công ty môi trường, thời gian làm từ 17h đến 24h mỗi ngày. Thời gian rỗi ban ngày, bà lại xin rửa bát thuê cho một nhà hàng… Trong cuộc trao đổi chốc lát với mẹ Quang Anh qua điện thoại khi bà đang giờ làm việc, bà Nghĩa vẫn toát lên sự vui vẻ, lạc quan về cuộc sống hiện tại của hai mẹ con ở Hà Nội. “Thương mẹ vất vả nên Quang Anh rất hiếu học, ngoan hiền, nghe lời mẹ”, bà Nghĩa tự hào nói về con trai

Posted By Bếp Cường Thịnh00:41

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Bị bạn tù đánh chết vì lý do " rửa bát bẩn "

Category:

HĐXX TAND TP. Hà Nội đã trả hồ sơ điều bổ sung vụ án Đỗ Đăng Dư bị bạn tù đánh tử vong vì rửa bát bẩn vì tại tòa xuất hiện tình tiết mới chưa thể làm rõ.
Điều tra bổ sung vụ đánh chết bạn tù vì rửa bát bẩn - 1
Bị cáo Vũ Văn Bình. (Ảnh chụp sau khi phiên tòa kết thúc)
Như tin đã đưa sáng nay (24.5), TAND TP.Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án Đỗ Đăng Dư (SN 1998, trú tại xã Đông Phương Mỹ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị bạn tù đánh tử vong tại Trại tạm giam số 3, Công an Hà Nội do rửa bát chưa sạch.
Đối tượng bị cáo buộc làm chết Đỗ Đăng Dư là Vũ Văn Bình (SN 1998, trú tại huyện Chương Mỹ) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”.
Dù là phiên tòa công khai nhưng ban đầu an ninh của phòng xét xử được thắt chặt, mọi người vào phòng xét xử đều phải xuất trình giấy tờ cho lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa.
Ngay cả phóng viên xuất trình đầy đủ giấy giới thiệu và thẻ nhà báo cho thư ký phiên tòa trước khi phiên tòa diễn ra theo đúng quy định thì Chủ tọa phiên tòa cũng không cho phép quay phim, chụp ảnh với lý do phải được sự đồng ý của lãnh đạo Văn phòng TAND TP.Hà Nội.
Trước diễn biến trên, luật sư Ngô Ngọc Trai, người bảo vệ quyền và lợi ích cho gia đình bị hại Đỗ Đăng Dư đã đề nghị HĐXX thực hiện đúng quy định của phiên tòa công khai, cho phép phóng viên báo chí được quyền tác nghiệp và người dân vào phòng xét xử theo dõi phiên xét xử.
Sau khi nghe ý kiến của luật sư, Chủ tọa phiên tòa đã yêu cán bộ bảo vệ phiên tòa cho phép phóng viên báo chí và người dân vào theo dõi phiên tòa.
Trở lại diễn biến của phiên tòa, sau phần kiểm tra căn cước của bị báo, nhân chứng và những người liên quan, HĐXX đã hỏi bà Đỗ Thị Mai (mẹ bị hại Đỗ Đăng Dư) về yêu cầu bồi thường.
Vừa nhắc tới con trai, bà Mai bật khóc nói rằng “tính mạng con người là vô giá”. Gia đình bà cũng chưa nhận khoản bồi thường nào từ gai đình bị cáo Vũ Văn Bình.
Theo bà Mai, quá trình nằm điều trị tại bệnh viện trước khi chết, gia đình không ở bên chăm sóc vì không được cơ quan công an cho phép. Các chi phí Dư nằm điều trị tại bệnh viện trước khi chết do phía trại giam chi trả. Gia đình bà chỉ phải lo chi phí mai táng cho con trai.
Bà Mai ủy quyền cho luật sư nêu ý kiến về việc bồi thường. Theo đó, luật sư Ngô Ngọc Trai trình bày trước tòa, chi phí thiệt hại của gia đình bà Mai chịu thiệt là 196 triệu đồng bao gồm 10 triệu tiền lo mai táng cho Dư và 186 triệu tiền tổn thất tinh thần tính theo 60 tháng lương tối thiểu.
Hội đồng xét xử sau đó hội ý và đưa ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vì tại phiên tòa xuất hiện tình tiết mới không thể làm rõ. Để có căn cứ giải quyết vụ án, HĐXX yêu cầu làm rõ số tiền trại giam đã chi trả trong quá trình Dư điều trị tại bệnh viện trước khi chết và trại giam có yêu cầu bồi thường số tiền trên hay không.

Điều tra bổ sung vụ đánh chết bạn tù vì rửa bát bẩn - 2

Nhiều phóng viên báo chí đứng bên ngoài phòng xét xử vụ án sát hại Đỗ Đăng Dư phải đứng ngoài chờ lãnh đạo Văn phòng TAND TP.Hà Nội có ý kiến mới có thể vào bên trong.
Theo cáo trạng, cuối tháng 5.2015, Bình bị khởi tố và áp dụng biện pháp tạm giam tại buồng giam C15 - khu C, Trại tạm giam số 3 - Công an Hà Nội để điều tra về tội “Giết người”.
Cùng bị giam với Bình tại buồng giam C15 còn có các bị can Đỗ Đăng Dư (SN 1998, phạm tội Trộm cắp tài sản), Nguyễn Nam Trường (SN 1998, phạm tội Cướp tài sản) và Lê Đức Anh (SN 1998, phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy). Cả 4 bị can đều là người chưa thành niên.
Khoảng 8h30 ngày 4.10.2015, sau khi các bị can ăn sáng tại buồng giam, Đỗ Đăng Dư đi rửa bát theo lịch phân công.
Thấy Dư rửa chưa sạch, Bình gọi đến ngồi giữa 2 bệ xi măng nơi các bị can ngủ rồi dùng tay tát liên tiếp vào má trái của Dư này và nói: “Từ sau mày phải rửa bát cho sạch. Bát của cả buồng chứ không phải bát của mày”. Dư nói “từ sau em sẽ rửa bát sạch sẽ”.
Dư vừa dứt lời thì Bình đứng dậy dùng gót chân trái nện 3 cái liên tiếp vào đầu, trán Dư theo hướng từ trên xuống. Đánh xong, Bình đi ra phía cửa còn Dư đi vệ sinh.
Hành động của Bình là Dư chấn thương sọ não, tụ máu dưới da đầu, chảy máy não; tụ máu quanh lỗ chẩm gây chèn ép cuống não dẫn đến suy tuần hoàn, suy hô hấp và tử vong
Nguồn: 24h.com.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh21:30

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Phụ nữ thông minh nên chọn chàng trai biết rửa bát thay vì chỉ biết tặng hoa hồng

Category:

Là con gái, hãy đòi hỏi cho mình một anh chàng biết rửa bát.
Xem thêm
Được biệt trên thị trường giờ có khá nhiều mẫu sản phẩm máy rửa bát cho gia đình, tuy nhiên làm sao.....
Giữa buổi chiều công sở bận rộn, một cậu bạn tôi post lên group chat của nhóm bạn link bài viết có tựa đề "Hãy yêu một cô gái biết nấu ăn". Lập tức cái link của cậu được các chàng trai trong nhóm hồ hởi phản ứng vô cùng tích cực, cậu bạn nào của tôi cũng đồng tính rằng con gái bây giờ không biết nấu ăn thì.. Vứt!
Tôi liếc qua cuộc hội thoại đó một vài giây, tiện tay gõ vào ô chat, bảo rằng khi nào hết bận, tớ sẽ viết một bài đặt tên là "Hãy yêu một chàng trai biết rửa bát".
Dường như câu nói của tôi là giảm nhiệt các anh chàng đi nhiều. Sau đấy không ai nói về chủ đề này nữa, chỉ duy có cậu bạn - người đã post link lên nhóm, trả lời yếu ớt rằng "Ăn xong đã mệt lắm rồi, chỉ muốn nằm thôi"..

Liệu đây có phải là một hiện thực rằng các bạn trai chỉ muốn đòi hỏi và đòi hỏi? (Ảnh minh họa)
Gần đây tôi đọc được rất nhiều bài viết, đại thể như rằng hãy yêu một cô gái biết cái lọ, yêu một cô gái biết cái chai… Quy chuẩn cho con gái ở thời hiện đại ngày một nhiều và cao hơn. Không chỉ phải giữ gìn vẻ đẹp truyền thống, ý nhị, kín đáo, duyên dáng, lại còn phải năng động, có tài, thông minh, hiện đại.. Những quy chuẩn này còn có sức mạnh lớn hơn những chiếc áo corse thít chặt của nàng Scarlet hay những dải lụa bó chân thon của các cô nàng Trung Hoa. Các cô gái của chúng ta càng ngày càng tài giỏi, đa-zi-năng, vậy thì tại sao các cô lại không có quyền đòi hỏi?
Tôi nghĩ, đơn giản nhất, hãy đòi hỏi cho mình một anh chàng biết rửa bát. Một chàng trai biết rửa bát có nghĩa là chàng được dạy bảo làm việc nhà, được dạy bảo phải giúp đỡ cha mẹ từ những công việc nhỏ nhặt hàng ngày, cho dù ở nhà chàng có bao nhiêu người phụ nữ đi chăng nữa.Một chàng trai có thể xắn tay dọn mâm, bê đống bát nặng trịch hì hụi rửa hẳn sẽ là một người biết san sẻ và cảm thông cho mẹ, cho chị gái, cho em gái, và cho chính bạn gái sau khi chàng được "khoản đãi" một bữa cơm ngon lành. Chàng sẽ hiểu những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán bạn khi loanh quanh trong bếp, và số bát chàng phải rửa càng nhiều thì có nghĩa bạn đã vất vả để nấu cho chàng những món ăn đó như thế nào.Một chàng trai không ngại rửa bát là một người đàn ông thực sự hiện đại ở xã hội này. Bạn đã bao giờ phải xử lí hàng chục mâm cơm cỗ trong khi các đấng mày râu ngồi xỉa răng rung đùi uống nước chè ở nhà trên mát mẻ? Anh chàng xứng đáng để bạn thương yêu sẽ phải là người giúp bạn từ những việc nhỏ mà không nhẹ như vậy, thể hiện sự khẳng khái là quyết đoán của chàng khi gạt bỏ những truyền thống hủ tục "hành hạ" người phụ nữ.Một chàng trai tự nguyện rửa bát sau bữa cơm, có nghĩa là chàng cũng sẽ tự nguyên gánh vác một phần công việc nhà với bạn sau những giờ công sở mệt mỏi. Yêu thương không phải chỉ là lời nói, và điều bạn cần nhất trong một mối quan hệ bền vững và lâu dài chính là sự chia sẻ. Một người đàn ông không thể chia sẻ với bạn việc nhà, thì có thực là yêu thương bạn hết lòng như anh ấy nói? Trừ khi chàng đủ khả năng tài chính thuê cho bạn một cô "ô-sin" xịn, hoặc mua cho bạn một cái máy rửa bát để bạn có thể thảnh thơi hưởng thụ một chút an nhàn cùng chàng khi về đến nhà. Thế nên là, các cô gái của tôi ạ. Nếu các chàng trai có thể đòi hỏi ở các cô tài nghệ nấu ăn, chơi đàn, viết lách, ham đọc sách, thì khi chàng tỏ tình, nhất định phải hỏi chàng có biết rửa bát không, và coi đó là một điều kiện cần để tuyển chọn và tìm kiếm người bạn đời lí tưởng sau này. Vì bạn biết đấy, tôi nghĩ là một người đàn ông sẵn sàng giúp bạn rửa bát mới xứng đáng được bạn nấu cho những bữa cơm ngon hàng ngày.
Nguồn: yan.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh01:18

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Là người chồng tốt thì phải biết giúp đỡ vợ mình trong việc rửa bát và nấu cơm

Mỗi lần tôi nhờ chồng rửa bát là mẹ chồng tôi giãy nảy lên "con này, việc đó là việc của con, con không nên sai chồng con"...

"...Mẹ lấy vợ về cho nó là để nó đảm đương việc nhà chứ không phải cưới nó về cho con trai mẹ để nó dạy con mẹ, bắt nạt con mẹ, đày đọa con mẹ". Tôi nghe mà xót xa trong lòng. Thế nào là đầy đọa, thế nào là sai khiến, thế nào là bắt nạt? Tôi nhờ chồng tôi rửa bát chứ tôi đâu có sai khiến anh ấy, chỉ đạo anh ấy. Tôi nhờ chồng tôi giúp tôi việc nhà chứ có phải tôi hách dịch, đành hanh gì đâu?
Chồng là ai mà không phải rửa bát, quét nhà? Chồng là ai mà coi đó là việc khổ, là việc đàn bà? Ai quy định đàn bà là phải rửa bát, quét nhà, dọn dẹp nhà cửa?
Tôi cãi lại mẹ chồng với thái độ khó chịu. Mẹ tôi bảo tôi láo, hỗn với mẹ. Tôi đâu phải là cái máy để không biết mệt, không biết mỏi. Cái máy cũng có lúc hoạt động quá công suất, cũng có lúc nóng, có lúc hỏng hóc vì không chịu được. Cái máy cũng có lúc ngừng hoạt động nói chi con người mà lại là người phụ nữ. Lẽ ra, phụ nữ là phải được ưu tiên vì họ vốn là ‘chân yếu tay mềm’. Thế mà, họ cũng đi kiếm tiền, họ cũng lo việc gia đình, sắm sửa của cải, họ lo cả chuyện trách nhiệm và còn lo chuyện cơm nước,  rửa bát, dọn dẹp, quần áo phơi phong? Nếu đàn ông sinh ra là phái mạnh, tại sao họ không làm những việc đó mà lại để đàn bà? Phái mạnh thì những việc lặt vặt ấy có là gì?
Hay đàn ông sĩ diện nghĩ mình là bậc nam tử hán còn đi lau dọn nhà cửa, đi giặt giũ trong khi vợ mình thì ngồi không. Hay đàn ông nghĩ đó là hèn, là nhỏ mọn? Xin hỏi trên đời này, ai quy định đàn bà phải làm mấy việc nội trợ? Là tự họ muốn làm, là tự họ muốn nữ công gia chánh. Nhưng khi họ mệt mỏi, họ chán nản thì đàn ông phải giúp họ, thế thôi!

 

Mẹ chồng hay con dâu đều giống nhau và hãy quan tâm nhau như chính người ruột thịt. Làm cách nào đó để những người đàn ông luôn yêu chiều, cung phụng chúng ta… (ảnh minh họa)
Vợ chồng đã yêu thương nhau, hứa hẹn san sẻ với nhau thì hơn hết là san sẻ tất cả mọi việc. Đừng vì người này nói, người kia can thiệp mà hỏng tình nghĩa vợ chồng. Hãy là một người vợ xinh đẹp, hãy là một người vợ tốt, yêu thương chồng con nhưng cũng là một người vợ biết điều phối công việc và điều khiển chồng.
Các ông bố, bà mẹ, những người làm mẹ chồng cũng đừng bao giờ nghĩ chuyện con dâu sai con trai mình là không nên, là bắt nạt chồng. Một người đàn ông yêu vợ, thương con, chiều vợ còn hơn nhiều người đàn ông ra ngoài lăng nhăng. Vì dù sao, khi họ yêu chiều vợ con họ thì cũng là việc tốt dành cho cháu nội của gia đình, cũng là việc tốt vun đắp hạnh phúc gia đình. Vợ con của họ chẳng hơn người ngoài? Hay các bậc mẹ chồng lại muốn con mình hư hỏng, con mình thiếu trách nhiệm? Cũng là phụ nữ với nhau, chắc mẹ chồng cũng hiểu hơn ai hết, đàn ông làm việc nhà thì phụ nữ rất vui. Đàn ông làm việc nội trợ giúp vợ là một hình ảnh vô cùng đẹp. Hơn ai hết, mẹ chồng hay con dâu đều đã và sẽ trải qua quãng thời gian làm vợ, làm con dâu và ai cũng mong được chồng mình san sẻ. Mẹ chồng hay con dâu đều giống nhau và hãy quan tâm nhau như chính người ruột thịt. Làm cách nào đó để những người đàn ông luôn yêu chiều, cung phụng chúng ta….
Nguồn:eva.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh21:23

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Đào móng nhà bất ngờ phát hiện bát đĩa cổ 200 năm tuổi

Category:

Đang đào móng để xây nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bất ngờ phát hiện gần 70 bát đĩa cổ thời xưa với những họa tiết đẹp mắt.

Người may mắn đào được chồng bát đĩa cổ là vợ chồng anh Đặng Trung Quyết (31 tuổi) và chị Phạm Thị Thủy (26 tuổi) trú tại xóm 6, xã Diễn Hoa (Diễn Châu, Nghệ An).
Theo đó, cách đây mấy ngày, anh Quyết cùng nhóm thợ đào móng để chuẩn bị xây dựng nhà thì bất ngờ phát hiện một số bát, đĩa cổ lâu đời có hoa văn lạ nằm dưới lòng đất sâu khoảng 1m.
Vị trí móng nhà nơi gia đình anh Quyết đào được chồng bát, đĩa cổ.
Vị trí móng nhà nơi gia đình anh Quyết đào được chồng bát, đĩa cổ.
Ban đầu, anh Quyết nghĩ chỉ có vài ba chiếc nên không cẩn trọng lấy lên khiến chúng bị vỡ. Tuy nhiên, càng đào rộng ra, anh Quyết phát hiện rất nhiều bát, đĩa khác nằm chồng lên nhau theo từng lớp.
Khi lấy lên, anh Quyết đếm được có tổng cộng 69 chiếc bát và đĩa.
Theo quan sát, những đồ vật này có hoa văn, họa tiết trang trí rất đẹp và bắt mắt với nước men màu xanh, màu da lươn bóng đẹp. Nhiều chiếc bát bên trong có khắc chữ giống chữ Hán Nôm, nhìn rất cổ xưa.
Rất nhiều bát đĩa có hoa văn lạ, đẹp mắt.
Rất nhiều bát đĩa có hoa văn lạ.
“Tổng cộng có 69 chiếc bát đĩa. Tuy nhiên, rất tiếc là trong quá trình đào, cạy lên do không cẩn thận, một số chiếc đĩa và bát cổ này đã bị chúng tôi vô tình làm vỡ, không còn nguyên vẹn nữa", anh Quyết nói.
Tin đồn gia đình anh Quyết đào được bát, đĩa cổ nhanh chóng lan ra khiến rất đông người dân tìm đến để được chiêm ngưỡng. Nhiều người sành chơi đồ cổ đổ xô tìm đến hỏi mua.
Tuy nhiên, vợ chồng anh Quyết vẫn chưa đồng ý bán mà muốn giữ lại để làm kỷ niệm.
Từ khi hay tin anh QUyết đào được đồ cổ, rất nhiều người đến để chiêm ngưỡng và hỏi mua, tuy nhiên gia đình anh không bán.
Nhiều cụ cao niên ở địa phương phán đoán, số đồ vật mà gia đình anh Quyết đào được rất có thể là những vật dụng sinh hoạt thường nhật của người dân Phủ Diễn Châu xa xưa chứ không phải đồ dùng của vua chúa.
Tuy nhiên, các cụ phán đoán số đồ vật trên cũng có tuổi đời khoảng 200 năm.
Để có thông tin chính xác hơn về những đồ vật mà gia đình anh Quyết tìm được, chúng tôi đã liên hệ tới Phòng Văn hóa thông tin huyện Diễn Châu để xác nhận. Tuy nhiên, vì sự việc mới xảy ra nên hiện phía Phòng vẫn chưa nhận được thông tin về việc trên.
Nhiều người chơi đồ cổ đến chiêm ngưỡng để hỏi mua.
Đống bát đĩa tuy nằm dưới đất lâu năm nhưng vẫn sáng bóng và đẹp.
Nhiều hình thù lạ và chữ như chữ Hán Nôm được khắc ở bát.
Nhiều hình thù lạ và chữ như chữ Hán Nôm được khắc ở bát.
Các cụ phán đoán những đồ vật này có thể có từ 200 năm trước.
Các cụ phán đoán những đồ vật này có thể có từ 200 năm trước.

Nguồn: soha.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh21:19

Nếu bạn phải rửa bát 2 đến 3 lần/ ngày. Thì nên đọc bài viết này

Category:

1. Không dùng nước rửa bát không rõ nguồn gốc.
Việc sử dụng loại nước rửa bát này rất nguy hại đến sức khỏe bởi chúng là những loại không được kiểm định về chất lượng cũng như có thể chứa các chất độc hại, tẩy rửa mạnh.
2. Không ngâm bát đĩa quá lâu trong nước rửa bát
Nếu bạn nghĩ ngâm chén bát vào nước rửa bát lâu sẽ dễ đánh những vết bẩn cứng đầu thì bạn đã nhầm. Tốt hơn hết hãy ngâm trong nước thường nếu vết bẩn đã khô hoặc rửa ngay bát đĩa sau khi ăn.
3. Cần tráng kỹ bát đũa sau khi rửa
Nên trắng bát đũa trực tiếp dưới vòi nước. Nếu bạn rửa bằng chậu thì hãy tráng từ 2-3 lần để các chất độc hại không đọng lại trong chén bát.
4. Không nên lấy nhiều nước rửa bát trong một lần
Việc này sẽ khiến bát đũa khó được rửa sạch bởi lượng nước rửa bát quá đậm đặc. Bạn chỉ cần cho một lượng vừa đủ để rửa trôi vết bẩn.
5. Không dùng xà phòng hoặc bột giặt để thay thế nước rửa bát
Đây là một thói quen sai lầm vì hóa chất trong nước rửa bát và xà phòng/ bột giặt là khác nhau từ đó dẫn đến những bệnh như viêm gan, dạ dày, v.v…
6. Không đổ nước rửa bát trưc tiếp lên chén đĩa
Việc này thậm chí còn khiến bạn khó rửa bát đũa sạch hơn. Để tiết kiệm và đảm bảo sức khỏe, bạn nên dùng miếng rửa bát.
7. Không dùng nước tấy để tẩy rửa đồ sứt mẻ
Điều này không những không khiến đồ sạch được mà còn khiến hóa chất độc hại tồn đọng tại những chỗ bị sứt mẻ.
8. Đeo găng tay khi rửa bát
Để đảm bảo cho làn da không bị thô giáp và tránh những hóa chất độc hại còn lưu trên tay, các bạn nên dùng găng tay mỗi khi rửa chén bát.
Nguồn: phununews.vn 

Posted By Bếp Cường Thịnh01:57

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Ăn tát của mẹ chồng vì bắt chồng rửa bát !!!

Category:

Cái tát của bà làm tôi cảm thấy vô cùng ấm ức và nhục nhã, tôi không nghĩ là mình sai, tôi đã định ôm con ra đi và từ bỏ tất cả, nhưng vì chồng tôi bảo thông cảm...

Cái tát của bà làm tôi cảm thấy vô cùng ấm ức và nhục nhã, tôi không nghĩ là mình sai, tôi đã định ôm con ra đi và từ bỏ tất cả, nhưng vì chồng tôi bảo thông cảm và hứa sẽ giải thích để bà hiểu nên tôi đã cắn răng mà ở lại với hy vọng mẹ chồng tôi sẽ hiểu ra và thay đổi.
Chào các bạn. Thật xấu hổ khi phải lên đây để tâm sự chuyện gia đình mình, nhưng quả thực tôi đang cảm thấy rất đau khổ, và không biết tâm sự với ai về nỗi khổ tâm của mình. Vì thế, phải mượn trang báo, nói lên tâm sự của mình để mong nhận được lời khuyên từ độc giả.
Tôi là Hạnh, một nhân viên kinh doanh cho một công ty tư nhân, năm nay tôi 26 tuổi và có một con trai 2 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên tại Hải Dương, nhưng sau đó ra Hà Nội học và lấy chồng. Chồng tôi không phải người Hà Nội, nhưng may mắn vì gia đình chồng cũng cố gắng để mua cho anh ấy một căn tập thể nho nhỏ trước khi cưới vợ nên chúng tôi không phải đi ở trọ.
Chúng tôi cũng có một thời gian yêu nhau và đi đến hôn nhân, nên cuộc sống vợ chồng cũng rất hòa hợp. Nhưng mâu thuẫn của chúng tôi bắt đầu nảy sinh từ khi tôi sinh đứa con trai đầu lòng, chồng tôi vì muốn đẹp mặt bố mẹ nên đã đón mẹ chồng từ quê ra trông cháu ngay khi con tôi tròn 4 tháng tuổi.
Biết mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn rất phức tạp nên tôi cũng đã cố gắng thu xếp việc gia đình và cơ quan cho phù hợp. Buổi sáng, vì mẹ chồng tôi luôn có thói quen ăn cơm sáng nên tôi phải dậy từ 5h30 phút nấu cơm sáng cho cả nhà, rồi nấu ăn sáng cho con và cho cháu ăn, tiếp đến là đi chợ mua thức ăn. Đi chợ về tôi lại chuẩn bị xay giã thức ăn cho con để mẹ chồng tôi ở nhà nấu cho bé. Vì bà bảo bà không biết làm những việc này. Vì thế, hôm nào cũng vậy, xong hết bấy nhiêu việc thì cũng đã 9h sáng tôi mới được ra khỏi nhà để đi làm. Cũng may mà công ty không quản lý thời gian, nhưng lại quản lý bằng sản phẩm nên cứ đến cơ quan là tôi phải lao vào làm việc hùng hục cho đủ định mức được giao phó.
me-chong-blogtamsuvn (4)
(Ảnh minh họa)
Đặc biệt với ý nghĩ “đàn ông phải làm việc lớn” nên mẹ chồng tôi cũng không bao giờ đồng ý để chồng tôi động chân tay vào việc bếp núc trong gia đình. Vì thế, cứ một mình tôi phục vụ cho đến tầm 8 giờ tối mới xong việc và ru con ngủ, rồi mới làm gì thì làm.Buổi chiều, tôi thường trở về nhà lúc khoảng 5 giờ, đó cũng là giờ cơm nước nên tôi lại lao vào chuẩn bị bữa tối. Mẹ chồng tôi không bao giờ giúp tôi những việc này, vì bà bảo “Tôi lên đây để trông cháu, chứ không phải để phục vụ và làm ô sin cho anh chị” nên tôi cũng chả bao giờ dám nhờ vả bà.
Có hôm vì công việc nhiều nên tôi phải thức đêm thức hôm để làm việc, quá mệt mỏi nên tôi có nói với chồng rằng, từ hôm nay anh đi làm về thì phụ em nấu cơm nước. Thương vợ nên chồng tôi cũng vui vẻ đồng ý, nhưng cũng kể từ đó mẹ chồng tôi luôn tỏ thái độ không bằng lòng. Nhiều hôm thấy chồng tôi nhặt rau giúp vợ, bà đứng nói thẳng vào mặt hai vợ chồng tôi rằng: “Ở nhà có bao giờ mẹ bắt mày làm những việc này bao giờ không, đó là việc của đàn bà, đứng dậy để mẹ nó (tức tôi) làm đến bao giờ thì làm”.
Không đồng ý với suy nghĩ của mẹ, chồng tôi đã nhiều lần giải thích để mẹ chồng tôi hiểu rằng tôi cũng phải đi kiếm tiền như chồng, đêm lại phải dậy cho con bú hay pha sữa cho con nên việc gia đình hai vợ chồng cũng phải san sẻ. Tuy nhiên mẹ chồng tôi vẫn nhất quyết không đồng ý. Và đỉnh điểm của mâu thuẫn là cách đây hơn 1 tháng, ăn cơm xong thấy chồng tôi bê bát đi rửa, lúc ấy tôi đang cho em bé ăn, bà đã đứng phắt dậy chạy đến và tát thẳng vào mặt tôi vì cái tội “bắt chồng rửa bát”. Cái tát của bà làm tôi cảm thấy vô cùng ấm ức và nhục nhã, tôi không nghĩ là mình sai, tôi đã định ôm con ra đi và từ bỏ tất cả, nhưng vì chồng tôi bảo thông cảm và hứa sẽ giải thích để bà hiểu nên tôi đã cắn răng mà ở lại với hy vọng mẹ chồng tôi sẽ hiểu ra và thay đổi.
Nhưng chẳng những không thay đổi, bà còn mang chuyện tôi bắt chồng rửa bát đi kể lể khắp xóm và điện thoại về quê kể lể thêm bớt để hôm qua bố chồng tôi điện thoại lên hẹn hai đứa cuối tuần này hoặc tuần sau phải thu xếp về quê để giải quyết. Tôi cũng không hiểu mình đã làm sai cái gì, chẳng nhẽ đàn ông rửa bát là hèn kém hay sao . Xin các anh, chị hãy cho tôi một lời khuyên
Xem thêm 
Nguồn: blogtamsu.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh20:29

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Những bộ bát đĩa cực đẹp và xinh có mức giá < 400 nghìn đồng

Category:

Những bộ bát đĩa tuyệt đẹp cho bàn ăn dưới đây chắc chắn sẽ khiến các bà nội trợ mê mẩn vì thiết kế đẹp mắt đến từng cen-ti-met của chúng.

Tuy chỉ là những vật nhỏ bé nhưng bát đĩa lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một bữa ăn hoàn hảo trong không gian sinh hoạt của mỗi gia đình. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo những bộ bát đĩa tuyệt đẹp mà giá thành chưa tới 400 nghìn/bộ dưới đây nhé!

 
 
Liệu có cô gái nào sẽ chối từ bộ bát đĩa với những cánh hoa đào mỏng manh thủy tinh màu hồng phớt tuyệt đẹp như thế này? Bàn ăn bây giờ cũng sẽ điệu đà nữ tính như chủ nhân của nó vậy. Giá tham khảo: 150.000 đồng/ bộ.
 
 
Bộ đĩa nhiều kích cỡ lớn bé kèm bát ăn cơm bằng gốm sứ theo phong cách retro, thích hợp cho những chủ nhân yêu thích sự hoài cổ. Có 4 mẫu hoa văn để bạn chọn lựa. Giá tham khảo: 350.000 đồng/ bộ.
 
 
Chiếc hộp hình chữ nhật được thiết kế dành cho các cặp đôi, bao gồm: 2 bát nhỏ đựng nước chấm, 2 đôi đũa và 2 dụng cụ gác đũa. Sản phẩm có 6 mẫu hoa văn và màu sắc khác nhau. Giá tham khảo: 120.000 đồng/ bộ.
 
 
Sản phẩm thú vị cho bữa điểm tâm phong phú sắc màu. Chiếc đĩa với hình dáng độc đáo, đặt bên trên là chiếc cốc có quai để đựng súp, ngũ cốc và 1 thìa. Có 2 màu xanh và hồng. Giá tham khảo: 220.000 đồng/ bộ.
 
 
Những chiếc lá xanh tươi trên cây đã trở thành nguồn cảm hứng để các nhà thiết kế cho ra đời bộ ba đĩa đựng đủ kích thước cũng như kiểu dáng ấn tượng này. Giá tham khảo: 100.000 đồng/ bộ.
 
 
Bộ đôi dành cho một người bao gồm đĩa đựng thức ăn và cốc uống nước. Có rất nhiều mẫu xinh xắn màu đen trên nền sứ trắng để chọn lựa. Nhờ vậy mà bữa ăn cũng thi vị hơn rất nhiều. Giá tham khảo: 60.000 đồng/ bộ.
 
 
Chúng tôi tin rằng các bé yêu của bạn sẽ ngoan ngoãn ngồi vào bàn ăn nếu mẹ trưng bày những món ăn trên bộ bát đĩa thìa hình chú mèo may mắn xinh yêu này đấy. Có 4 màu xanh lá, xanh dương, vàng, cam. Giá tham khảo: 250.000 đồng/ bộ.
 
 
Và cuối cùng là bộ dụng cụ ăn uống bằng gỗ mộc mạc và sáng tạo, với hộp cơm 3 ngăn, khay đựng tiện dụng kèm theo thìa đũa. Đặc biệt hơn cả là chú cá chép biểu tượng may mắn của Nhật Bản được may bằng vải có dây rút dùng để bảo quản thìa đũa. Giá tham khảo: 350.000 đồng/ bộ
Nguồn: afamily.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh19:34

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Đàn ông giúp vợ rửa bát - Nhưng phải nhận cái kết thật không ngờ...

Đàn ông rửa bát giúp vợ chẳng có gì là xấu cả, nhưng đừng để vợ mặc định rửa bát là nhiệm vụ của chồng…


Toi sai lam khi rua bat giup vo
Đàn ông rửa bát giúp vợ chẳng có gì là xấu cả, nhưng đừng để vợ mặc định rửa bát là nhiệm vụ của chồng… (Ảnh minh họa)
Tôi 38 tuổi, là một người đàn ông tạm gọi là thành đạt, tôi có công việc khá ổn định với mức thu nhập không dưới 2 ngàn usd/1 tháng. Vợ kém tôi 2 tuổi, làm nhân viên kế toán, thu nhập mỗi tháng dưới 10 triệu đồng. Chúng tôi yêu nhau từ hồi sinh viên và đi đến hôn nhân sau khi ra trường.
Tôi rất yêu thương vợ, nên chẳng nề hà việc gì, rửa bát, nấu cơm, quét nhà, thay bỉm cho con, đút cho con ăn,… tôi đều làm được, thậm chí làm rất tốt. Bố mẹ tôi, anh em trong gia đình đã từng phản đối tôi làm những công việc này, vì cho đó là việc của đàn bà. Họ nói, tôi chiều vợ quá sẽ sinh hư, vợ ỉ lại, nhưng tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình, vẫn rửa bát, nấu cơm và chăm sóc con giúp đỡ vợ.
Không chỉ người thân trong gia đình, bạn bè của tôi, bạn bè cô ấy, không ai rửa bát, nấu cơm, đi chợ và coi đó là việc của đàn bà nhưng tôi vẫn làm, và vẫn cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Nhưng dường như sự “dễ tính” quá mức của tôi lại làm “hư” vợ thật. Không biết từ lúc nào, cô ấy coi rửa bát là “nhiệm vụ” của tôi, thậm chí “khoán trắng” cho tôi công việc này, coi đó là việc tôi phải làm. Dù bất cứ lý do gì cũng phải hoàn thành.


Khách đến nhà chơi, ăn cơm xong, cô ấy dọn dẹp mâm bát và xếp gọn gẽ ở ngoài bếp, để sau khi khách về thì sai tôi rửa. Kể cả hôm đó tôi quá chén, người mệt không buồn bước, mắt thì nhíu lại, nhưng cô ấy vẫn tìm mọi cách “dựng” tôi dậy bằng được để rửa bát, nếu không dậy sẽ tìm mọi cách từ cù bàn chân, ngoáy mũi đến dội nước lạnh vào mặt khiến tôi không thể nằm yên.
Có những hôm, tôi đi chơi và ăn cơm nhà anh bạn hàng xóm, vợ sai con sang gọi về rửa bát để mẹ con cô ấy còn đi ngủ. Có mấy ông bạn nghe con nói về rửa bát lại còn ồ lên cười, giọng đầy chế giễu, khiến tôi vừa bực mình, vừa xấu hổ. Lại có những hôm, tôi ăn tiệc ở ngoài, cứ tưởng sẽ “trốn” được bữa không phải rửa bát, nhưng không ngờ ăn xong cô ấy xếp bát vào một góc và ôm con đi ngủ, thậm chí đi chơi đâu đó và nhắn tôi khi nào về thì dọn dẹp nhà cửa, rửa bát đũa. Không rửa thì bừa bộn, mà làm thì bực tức.
Đã nhiều lần tôi góp ý với vợ, tôi không ngại rửa bát, nấu cơm giúp vợ, kể cả những hôm trời lạnh, ăn xong chỉ muốn nằm ngủ thì tôi vẫn cố gắng dậy rửa bát cho vợ. Nhưng như vậy, không có nghĩa rửa bát là trách nhiệm, nhiệm vụ của tôi. Vậy mà cô ấy không hiểu vấn đề, cứ mặc định rửa bát là công việc của tôi phải làm, kể cả không làm gì thì cô ấy cũng không rửa bát. Dường như tôi đã sai lầm khi rửa bát giúp vợ?
Nguồn: baodatviet.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh01:16