Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Con mới 1 tuổi đã được mẹ dạy cách rửa bát thuần thục

Category:

Mới một tuổi thôi nhưng cô bé Thiên An đã biết giúp mẹ rửa bát tương đối thuần thục. Bằng cách nào mẹ bé - một mẹ Việt ở Nhật - đã có thể dạy con biết làm việc nhà sớm như vậy?

Trong suy nghĩ của nhiều người, những em bé là để “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” hay chỉ cần biết ăn ngoan, ngủ tốt và không quấy khóc khi mẹ bận việc là giỏi rồi. Ấy thế nên chắc hẳn các mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng có một em bé mới chỉ 1 tuổi thôi mà đã biết giúp mẹ… làm việc nhà. Đó là em bé Adachi Yuurin (tên tiếng Việt là Đàm Thiên An), sinh năm 2016, hiện đang sống cùng với mẹ Đàm Thị Hiền tại Nhật..
Trong clip, An được mẹ cho đứng trên một chiếc ghế để vừa tầm với bồn rửa bát. Em bé cần mẫn dùng chiếc giẻ bông mềm lau từ trong ra ngoài, xong xuôi lại biết bỏ bát vào trong bồn rồi nhặt chiếc bát khác lên và tiếp tục công việc của mình. Nhìn điệu bộ chăm chỉ, kiên nhẫn và rất tỉ mẩn của An, nhiều mẹ hẳn sẽ bị “đốn tim” và mong ước em bé của mình cũng sẽ đảm đang, biết giúp đỡ mẹ như vậy.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với bà mẹ Việt ở Nhật về một số kinh nghiệm nuôi dạy con tự lập từ rất sớm của mình:
Chào chị! Chị chú trọng đến việc rèn nếp sống tự lập cho con từ khi nào và ảnh hưởng từ đâu?
Mình có điều kiện được quan sát nhiều bà mẹ ở Nhật nuôi con nên cũng ảnh hưởng phần nào. Những bà mẹ ở đây thường nuôi con rất khoa học, họ rèn cho con những kỹ năng rất tốt từ nhỏ, trong đó có cả sự tự lập như một người trưởng thành vậy. Mình rất khâm phục và cũng muốn bắt đầu cùng An đi theo con đường này.
Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát từ khi mới 1 tuổi - Ảnh 2.
An được mẹ bế ra ngoài dạo chơi từ khi mới 1 tháng tuổi.
Mình sinh bé ở tuần thai 36 nhưng bé rất ít khi ốm, khả năng đề kháng khá tốt. Khi bé mới một tháng tuổi, mình đã dẫn bé ra ngoài tiếp xúc với thế giới xung quanh. Vì điều kiện khí hậu bên này mát mẻ, không có nhiều bụi nên mình cũng khá yên tâm. Những lúc chơi cùng con, mình luôn tôn trọng bé, để bé tự do, thoải mái khám phá điều bé thích, mình chỉ quan sát và bảo vệ con khỏi những điều nguy hiểm thôi.
Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát từ khi mới 1 tuổi - Ảnh 3.
Còn làm việc nhà thì sao? Chị bắt đầu hướng dẫn và để con làm từ khi nào vậy?
Đó là từ khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Mình bắt đầu chú ý thấy rằng con có những biểu hiện bắt chước hành động của bố mẹ rất rõ ràng. Mình cũng không dạy con gì nhiều, chỉ là con tự quan sát mọi việc mẹ làm, rồi lại muốn làm theo. Mình tôn trọng con, muốn cả hai mẹ con cùng vui nên cứ thế dắt con cùng làm việc nhà.
Thỉnh thoảng mỗi khi con hào hứng, chỉ cần nghe mẹ nói: “An ơi, mẹ đi rửa bát đây!” là con sẽ tự chạy lại leo lên ghế rồi tham gia cùng mẹ. Mẹ sẽ hướng dẫn con từng chút một. Còn khi con không thích, mình cũng không ép buộc gì cả.
Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát từ khi mới 1 tuổi - Ảnh 4.
Cô bé An mới 1 tuổi nhưng luôn được mẹ đối xử như người đã trưởng thành vậy.
Chị có áp dụng phương pháp nào để khuyến khích con làm việc nhà nhiều hơn không?
Ở Nhật, mình học được là người lớn hay khen trẻ con, dù bé chỉ vẽ những đường thẳng không thôi nhưng họ vẫn khen bé vẽ đẹp. Trẻ con được khen sẽ thấy hứng thú và tự tin vào bản thân. Nên với An cũng vậy, mình khen bé khi bé tự xúc ăn mặc dù có rơi vãi, khen bé khi bé đưa giúp mẹ quần áo để phơi, khen bé khi làm được một việc gì đó ngay cả khi kết quả không tốt lắm.
Có những khi bé tưới cây xong thì ướt hết cả quần áo hay đổ cả nửa gói xà phòng vào máy giặt, rửa bát cũng ướt quần áo với nền nhà, may cũng chưa vỡ cái nào... nhưng mình coi đó là bé đang học hỏi để làm tốt hơn. Mình không mắng con, không cấm đoán mà chỉ khuyến khích con làm tốt hơn sau này. Và đúng như vậy, chỉ sau vài lần, bé đã tự tưới hoa rất giỏi, tự cho quần áo và đóng máy lại, bắt chước mẹ dùng giấy khi đi vệ sinh...
Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát từ khi mới 1 tuổi - Ảnh 5.
Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát từ khi mới 1 tuổi - Ảnh 6.
"Trẻ con thì biết cái gì!" - chị Đàm Hiền chưa bao giờ có suy nghĩ như vậy.
Dạy con làm việc nhà sớm như vậy, chị có sợ mang tiếng "lạm dụng" con hay tước mất thời gian vui chơi của con?
Mình nghĩ rằng, việc cho bé làm việc nhà chỉ đơn giản là bé và mẹ cùng chơi một trò chơi nên bé sẽ không mệt đâu. Vì mình không ép bé phải làm hay để làm việc quá sức so với bé và thường chọn những việc rất nhẹ nhàng để hai mẹ con cùng làm như rửa bát cùng mẹ, tưới hoa, cho quần áo vào máy giặt, cất bàn ăn khi ăn xong, lau khi tự làm đổ nước...
Mình cũng có dự định dạy con tự làm những công việc cá nhân của bản thân khi lớn hơn một chút như tự xỏ tất, tự mặc quần áo, đánh răng hay đi giày...
Ngoài việc dạy con biết giúp đỡ mẹ và sống tự lập, chị còn chú trọng vấn đề gì khi dạy con?
Mình còn đặc biệt chú trọng dạy bé học tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật. Nhưng bé mới chỉ được 1 tuổi nên mình cũng chỉ để con tiếp xúc môi trường đa ngữ bước đầu thôi. Ví dụ như mỗi khi ở nhà, cả nhà sẽ cùng nói tiếng Việt, khi ra ngoài thì sử dụng tiếng Nhật còn lúc xem phim hoạt hình thì mình cho con tiếp xúc nhiều các bài hát tiếng Anh. Mình được biết rằng, việc nói được nhiều ngôn ngữ giúp trẻ trí não trẻ hoạt động tốt hơn.
Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát từ khi mới 1 tuổi - Ảnh 7.
An thường xuyên được mẹ đưa ra ngoài dạo chơi, khám phá thiên nhiên.
Mẹ Việt ở Nhật dạy con biết rửa bát từ khi mới 1 tuổi - Ảnh 8.
Ngoài ra, mình cũng cho bé tham gia nhiều hoạt động ngoài trời nữa. Mỗi ngày, hai mẹ con đều cố gắng ra ngoài và vui chơi.
Cảm ơn chị! Chúc hai mẹ con chị sẽ có thêm thật nhiều trải nghiệm thú vị trong hành trình cùng nhau lớn lên! 

Theo: afamily.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh01:09

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Sai lầm khi rửa bát có thể sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe cả gia đình

Sai lầm này khi rửa bát sẽ "đưa cả nhà ra nghĩa địa" sớm - hãy bỏ ngay lập tức.

Sử dụng quá nhiều nước rửa bát
Với những những loại bát đĩa bẩn hoặc dính quá nhiều dầu mỡ, các chị em thường lấy lượng nước rửa bát thật nhiều để rửa cho sạch. Đúng là bát đĩa sẽ sạch vết bẩn hơn nhưng lượng hoá chất sót lại thì vẫn còn và rất khó để loại bỏ hết. Vì thế nếu dùng nhiều nước rửa bát, bạn cần chú ý tráng bát thật kĩ lượng với nước sạch hoặc tốt hơn hết là nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa nhé. Đây được coi là sai lầm khi rửa bát khá phổ biến ở nhiều gia đình nên các chị em cần chú ý nhé. Dùng nước rửa bát để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ.
Sai lam nay khi rua bat se "dua ca nha ra nghia dia" som
Ảnh minh họa. 
Với những chiếc bát hoặc đĩa bị sứt mẻ, bạn không nên đưa hóa chất vào để tẩy rửa bởi trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại trên đó và khiến chúng ta khó lòng mà rửa sạch triệt để. Cách tốt nhất với những bề mặt như thế này, hãy sử dụng nước nóng để tẩy rửa nhé các chị em. Vừa đảm bảo sạch dầu mỡ lại vừa không lo dính hóa chất, rất tiện lợi phải không nào?
Đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa
Tuy có mang lại hiệu quả tẩy rửa cao hơn, tẩy vết cáu nhanh hơn nhưng khả năng hóa chất bám lại nhiều hơn dù tráng kĩ bằng nước sạch. Khi dùng bát đĩa chưa sạch nước tẩy rửa để đựng đồ ăn, hóa chất này sẽ thôi ra thức ăn và đi vào cơ thể, tích tụ lâu ngày gây bệnh.
Lời khuyên từ chuyên gia tới các bà nội trợ: Nên hòa dung dịch nước rửa chén vào một chiếc khay riêng, khuấy đến khi sủi bong bóng rồi mới dùng để rửa; hoặc đổ nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò lên thấy bọt rồi mới sử dụng.
Dùng nước rửa chén để rửa vật dụng sứt mẻ
Khi các vật dụng chén, bát hay đĩa bị sứt mẻ thì khả năng hóa chất sót lại trên các vết nứt là rất nhiều, dù tráng nhiều lần cũng khó hết. Vì vậy, không nên sử dụng nước rửa chén với các loại bát đĩa này.
Ngâm bát đĩa lâu trong nước xà phòng
Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng.
Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng. Sau một đêm tỉnh dậy, thức ăn đã bở ra dễ dàng được rửa sạch. Việc này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi.
Đặc biệt, bạn không bao giờ được ngâm bát, đũa, nồi,...bằng tre hoặc gỗ vì một khi đã ngấm hóa chất thì không thể nào rửa sạch hết được. Hóa chất sẽ ngấm sâu vào tận thớ gỗ vào bám vào thức ăn khi chế biến.
Theo:kienthuc.net.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh21:28

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Rửa bát rửa rau ngay tại hồ nuôi cá sự thực khó tin tại Nhật Bản

Đây là một phương pháp truyền thống, đã có từ lâu đời ở Nhật Bản.
Khi nói đến Nhật Bản, hình ảnh dễ dàng gợi nhớ nhất chính là những thiết bị sử dụng công nghệ cao phục vụ cho đời sống của người dân, sự vội vã di chuyển trên đường phố, trên những chuyến tàu điện ngầm… Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh khác khá tuyệt vời về đất nước này, nơi mà cá đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đời thường của người dân Nhật Bản, đến mức bạn chẳng thể nào ngờ đến.
Chắc bạn đã từng nghe qua việc người Nhật nuôi cá chép trong rãnh nước thải ven đường, phải không? Hình ảnh những chú cá Koi sinh trưởng, phát triển trong các rãnh nước thải trong veo khiến cả thế giới kinh ngạc về ý thức và cách người Nhật giữ vệ sinh cho môi trường sống.
Giờ đây, nếu bạn biết rằng ở Nhật, người ta thậm chí còn có thể rửa bát, rửa rau ngay tại kênh nuôi cá, chắc bạn sẽ còn bất ngờ hơn.
nuôi cá, Nhật Bản
Ở Nhật, người ta thậm chí còn có thể rửa bát, rửa rau ngay tại kênh nuôi cá (Ảnh: Nat Geo Wild)
Một số làng quê Nhật Bản, cá được sử dụng như “người dọn dẹp vệ sinh”. Loại cá thường được sử dụng nhất chính là cá chép - loại cá nổi tiếng trong những bức tranh dân gian của người Á đông. Tại làng Satoyama - ngôi làng nhỏ gần Kyoto, chỉ có khoảng 150 ngôi nhà với hơn 700 người sinh sống - môi trường sống ở nơi này có thể nói là hết sức tuyệt vời. Cách người dân chăm lo, giữ gìn môi trường khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
Trong tiếng Nhật, “sato” có nghĩa là vùng đất có thể trồng trọt, sinh sống, còn “yama” nghĩa là núi, đồi. Cũng nhờ địa hình ngay dưới chân núi, có vùng đất bằng phẳng, thích hợp trồng trọt chăn nuôi, người dân nơi đây dùng nước sạch từ đỉnh núi. Sau đó, nước thải từ mọi sinh hoạt thường ngày sẽ chảy về hồ lớn ở cuối thung lũng. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng với cỏ lau, đầm phá ngập nước theo mùa.
Tại làng Satoyama, mỗi nhà bếp đều có một bể nước thông với nguồn nước thượng nguồn và có thể chảy ra ngoài đến con kênh chính. Nước sạch từ sông, suối ở núi sẽ chảy vào bể - nơi họ nuôi rất nhiều cá. Người dân sẽ rửa rau, rửa bát đĩa tại bể nước này, và cá sẽ làm nhiệm vụ của mình, ăn hết những chất bẩn trong nước như thức ăn thừa, giữ cho nước luôn trong, sạch. Tất nhiên, họ chẳng đổ hóa chất như nước rửa bát xuống những bể nước này.
nuôi cá, Nhật Bản
Người dân sẽ rửa rau... (Ảnh: Nat Geo Wild).
nuôi cá, Nhật Bản
...rửa bát đĩa tại bể nước này (Ảnh: BBC).
nuôi cá, Nhật Bản
Nước sạch từ sông, suối ở núi sẽ chảy vào bể - nơi họ nuôi rất nhiều cá (Ảnh: Nat Geo Wild).

nuôi cá, Nhật Bản
Cá sẽ làm nhiệm vụ của mình, ăn hết những chất bẩn trong nước như thức ăn thừa, giữ cho nước luôn trong, sạch (Ảnh: Nat Geo Wild).
Lượng nước sạch này sau đó sẽ đổ ra kênh chính. Và tất nhiên, con kênh này cũng sạch và trong vắt chẳng kém nước ở thượng nguồn, sạch đến độ những chú cá nổi tiếng “khó tính” như cá chép Koi, cũng có thể sinh trưởng ở đây.
Đây là một phương pháp truyền thống, đã có từ lâu đời ở Nhật Bản - một cách giữ gìn môi trường, hệ sinh thái một cách tuyệt vời. Không chỉ vậy, ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây cao đến nỗi, họ chỉ chặt cây già để làm cũi, than còn cây non họ giữ lại và bỏ công chăm sóc.
Theo: vietnamnet.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh20:15

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Thương vợ đau lưng chồng tự chế chậu rửa bát độc đáo

Category:

Chiếc bồn rửa bát tự chế từ chậu nhựa và bàn gỗ của anh chồng dành tặng vợ, dù không đẹp và sang như bồn inox, vẫn khiến chị em xuýt xoa khen hết lời.

Trước khi chia sẻ hình ảnh chiếc bồn rửa bát đơn sơ, giản dị mà chồng mình "chế" ra, chị Phú (Thái Nguyên) không ngờ nó lại được mọi người ủng hộ nhiều như vậy.  
Được biết, vì thương vợ phải ngồi rửa bát đau lưng, nhưng nhà lại khó khăn không đủ tiền sắm bồn rửa inox, chồng chị Phú đã quyết định âm thầm "sáng chế" ra chiếc bồn rửa bát từ bàn gỗ thừa và chậu nhựa. 
Chồng tự chế bồn rửa bát để vợ đỡ đau lưng gây sốt - 1
Chồng chị Phú âm thầm đóng bàn, lắp chậu, tự chế bồn rửa cho vợ.
Chồng tự chế bồn rửa bát để vợ đỡ đau lưng gây sốt - 2
Chiếc bàn được đóng từ những mảnh gỗ thừa, sơn sửa cẩn thận.
Nhiều người ban đầu khi mới nghe đến bồn rửa bát mà lại làm từ những mảnh gỗ thừa và chậu nhựa đục lỗ, sẽ nghĩ rằng trông nó rất buồn cười và sơ sài. Tuy nhiên, ai cũng phải bất ngờ khi nhìn thấy sản phẩm hoàn thiện mà chồng chị Phú làm ra. Chiếc bàn gỗ chắc chắn được đóng đinh cẩn thận, sơn sửa bắt mắt, chậu nhựa được đục lỗ thoát nước tiện dụng,... không kém so với những chiếc bồn inox là bao.
Chồng tự chế bồn rửa bát để vợ đỡ đau lưng gây sốt - 3
Chồng chị Phú còn đục lỗ ở đáy chậu, lắp ống để làm chỗ thoát nước, tiện lợi không kém gì bồn rửa inox.
Theo lời chị Phú, chồng chị đã làm đủ thứ nghề từ lái xe đến thợ mộc, thợ điện, cái gì cũng biết. Rồi khi chị bảo nhà không có bàn thái thức ăn, đau lưng, nên anh đã âm thầm thiết kế, đóng bàn, lắp chậu, nối vòi nước,... mãi đến gần xong chị Phú mới được biết. 
Chồng tự chế bồn rửa bát để vợ đỡ đau lưng gây sốt - 4
Chiếc bàn bếp kèm bồn rửa được làm từ những nguyên liệu sẵn có trong nhà, vừa đẹp lại vừa tiện dụng, khiến bao chị em xuýt xoa khen ngợi.
Theo: 24h.com.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh19:04