Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu ý khi rửa bát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu ý khi rửa bát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Sai lầm khi rửa bát có thể sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe cả gia đình

Sai lầm này khi rửa bát sẽ "đưa cả nhà ra nghĩa địa" sớm - hãy bỏ ngay lập tức.

Sử dụng quá nhiều nước rửa bát
Với những những loại bát đĩa bẩn hoặc dính quá nhiều dầu mỡ, các chị em thường lấy lượng nước rửa bát thật nhiều để rửa cho sạch. Đúng là bát đĩa sẽ sạch vết bẩn hơn nhưng lượng hoá chất sót lại thì vẫn còn và rất khó để loại bỏ hết. Vì thế nếu dùng nhiều nước rửa bát, bạn cần chú ý tráng bát thật kĩ lượng với nước sạch hoặc tốt hơn hết là nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa nhé. Đây được coi là sai lầm khi rửa bát khá phổ biến ở nhiều gia đình nên các chị em cần chú ý nhé. Dùng nước rửa bát để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ.
Sai lam nay khi rua bat se "dua ca nha ra nghia dia" som
Ảnh minh họa. 
Với những chiếc bát hoặc đĩa bị sứt mẻ, bạn không nên đưa hóa chất vào để tẩy rửa bởi trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại trên đó và khiến chúng ta khó lòng mà rửa sạch triệt để. Cách tốt nhất với những bề mặt như thế này, hãy sử dụng nước nóng để tẩy rửa nhé các chị em. Vừa đảm bảo sạch dầu mỡ lại vừa không lo dính hóa chất, rất tiện lợi phải không nào?
Đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa
Tuy có mang lại hiệu quả tẩy rửa cao hơn, tẩy vết cáu nhanh hơn nhưng khả năng hóa chất bám lại nhiều hơn dù tráng kĩ bằng nước sạch. Khi dùng bát đĩa chưa sạch nước tẩy rửa để đựng đồ ăn, hóa chất này sẽ thôi ra thức ăn và đi vào cơ thể, tích tụ lâu ngày gây bệnh.
Lời khuyên từ chuyên gia tới các bà nội trợ: Nên hòa dung dịch nước rửa chén vào một chiếc khay riêng, khuấy đến khi sủi bong bóng rồi mới dùng để rửa; hoặc đổ nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò lên thấy bọt rồi mới sử dụng.
Dùng nước rửa chén để rửa vật dụng sứt mẻ
Khi các vật dụng chén, bát hay đĩa bị sứt mẻ thì khả năng hóa chất sót lại trên các vết nứt là rất nhiều, dù tráng nhiều lần cũng khó hết. Vì vậy, không nên sử dụng nước rửa chén với các loại bát đĩa này.
Ngâm bát đĩa lâu trong nước xà phòng
Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng.
Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng. Sau một đêm tỉnh dậy, thức ăn đã bở ra dễ dàng được rửa sạch. Việc này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi.
Đặc biệt, bạn không bao giờ được ngâm bát, đũa, nồi,...bằng tre hoặc gỗ vì một khi đã ngấm hóa chất thì không thể nào rửa sạch hết được. Hóa chất sẽ ngấm sâu vào tận thớ gỗ vào bám vào thức ăn khi chế biến.
Theo:kienthuc.net.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh21:28

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Những sai lầm khi rửa bát mà bà nội trợ thường hay mắc phải

Đôi khi đây chỉ là những thói quen thông thường nhưng các bà nội trợ vô tình "rước họa" cho cả nhà.

Cho quá nhiều dầu rửa bát
Chúng ta vẫn hay cho rằng càng nhiều dầu rửa bát thì bát đĩa sẽ càng sạch hơn, giúp dễ rửa sạch những vết dầu mỡ trên bát đĩa. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Lấy nhiều dầu rửa bát không giúp rửa sạch hơn như bạn nghĩ mà còn là lãng phí nước và công sức để gột sạch lượng dầu đó.
Không lau khô sau khi rửa bát
Khi lau bát đũa, các bạn cần đảm bảo vệ sinh của khăn lau, tránh dùng khăn cũ, mốc, ẩm… Các yếu tố gây bệnh có thể ẩn chứa trong đó và đi vào cơ thể.
Những sai lầm khi rửa bát bà nội trợ nào cũng dễ mắc phải - Ảnh 1.
Một mẹo nhỏ cho các bạn là chọn loại khăn mềm, thấm nước tốt để lau. Sau khi lau, chúng ta cần giặt sạch và phơi khô khăn để còn dùng cho những lần sau.
Cho trực tiếp nước rửa bát lên chén, đĩa
Không ít chị em có thói quen đổ trực tiếp nước rửa lên chén, bát. Họ nghĩ là dung dịch rửa chén càng đậm đặc thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Tuy nhiên cách làm cho trực tiếp nước xà phòng lên bát đĩa này lại vô cùng tai hại với sức khỏe. Chúng làm cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt chén đĩa còn tồn dư rất nhiều, dù cho bạn đã rửa những chiếc bát sạch sẽ và không còn sờ thấy nhờn rít.
Các chuyên gia khuyến cáo, việc làm này sẽ khiến bát đũa ngấm hóa chất và hóa chất này sẽ ngấm vào thực phẩm khi đựng thức ăn. Chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe gia đình bạn.
Không rửa kỹ, tráng bát sạch sẽ
Hàng ngày chị em bận rộn 8 tiếng công sở, cùng với đó là việc đi chợ, chăm con vô cùng bộn bề. Bởi vậy, họ không thể quán xuyến hết được những việc khác. Thậm chí, việc rửa bát đĩa đôi khi cũng qua loa.
Đây có thể nói là hành động vô cùng cẩu thả. Bởi, việc rửa và tráng bát đĩa qua loa này sẽ khiến hóa chất vẫn còn tồn tại trên bát đĩa và ảnh hưởng đến sức khỏe dần dần.

Posted By Bếp Cường Thịnh20:05

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Top 5 lỗi nghiêm trọng khi rửa bát cần biết càng sớm càng tốt

Theo kết luận của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ thì nhà bếp có thể bẩn hơn cả phòng tắm. Loại trừ miếng rửa bát là ổ vi khuẩn chứa mầm bệnh thì 8 sai lầm phổ biến dưới đây cũng có thể biến bồn rửa bát thành hiểm họa với sức khỏe.

Dùng quá nhiều xà phòng

Nếu bồn rửa chén bát của bạn tràn ngập bong bóng thì chắc chắn bạn sử dụng quá nhiều nước rửa bát. Điều này không chỉ làm để lại dấu ấn trên chén bát, đặc biệt khi sử dụng máy rửa bát làm cho món ăn không được ngon miệng mà còn tạo ra các siêu kháng thuốc bởi trong thuốc tẩy, triclosan hoặc thuốc sát khuẩn có các thành phần kháng khuẩn, nếu sử dụng nhiều sẽ gây nhờn. Bên cạnh đó, các chất có trong nước rửa chén còn có thể gây rối loạn nội tiết tố và chất dioxane có thể gây ung thư. Do vậy, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nước rửa chén vừa đủ kèm với nước nóng để làm sạch thức ăn thừa hay mỡ bám trên bát đĩa.


Lãng phí nước

Nước là nguồn tài nguyên không phải là vô tận và việc lãng phí nước không chỉ khiến bạn gia tăng số tiền trong hóa đơn mà còn hình thành thói quen không tiết kiệm. Để cắt giảm sử dụng nước khi rửa chén bát, bạn nên vặn vòi nước ở mức chảy chậm và tắt hẳn khi có việc đột xuất xảy ra khi đang rửa bát hoặc nếu không có thể đặt vào đó một chiếc chậu nhỏ để hứng nước, chờ bạn quay trở lại

Làm sạch bằng một miếng bọt biển

Sử dụng miếng bọt biển để rửa chén bát được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì khả năng làm sạch nhưng nó lại có thể chứa hàng ngàn vi khuẩn như E. coli và Salmonella mỗi 3cm và những đường hay lỗ hổng để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt được chế tạo trên miếng bọt biển cũng trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn. Bạn có thể thay thế miếng bọt biển này bằng miếng rửa chén bát làm từ sợi tự nhiên. Mặc dù loại này cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn nhưng với việc giặt sạch, phơi khô sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn.


Không làm sạch bồn rửa

Theo các dịch vụ y tế quốc gia Mỹ, bồn rửa nhà bếp thường chứa lượng vi khuẩn gấp 100 nghìn lần so với phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Do vậy nếu bạn không làm sạch bồn rửa thì nguy cơ vi khuẩn tấn công sức khỏe rất dễ xảy ra. Để làm sạch, bạn chỉ cần dùng giấm và baking soda hoặc giấm và muối hàng ngày. Đối với những gia đình sử dụng máy rửa bát cũng cần phải vệ sinh thường xuyên bởi nhiệt và độ ẩm tạo ra một môi trường hoàn hảo cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Bạn có thể khắc phục bằng cách thỉnh thưởng chạy máu rửa chén mà không có bát đĩa với một chén giấm và baking soda.


Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh bếp sạch sẽ rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại. Bạn nên dùng nước nóng già, đủ để cần đi găng tay để rửa chén bát bẩn. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh tất cả những dụng cụ như dao, thớt... đã chạm vào thịt sống để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên làm sạch dao, thớt bằng nước ấm với nước rửa chén hoặc chanh và muối sau mỗi lần sử dụng, sau đó để khô trước khi cất hoặc sử dụng trong lần dùng sau.

  Theo:suckhoedoisong.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh18:16

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Rửa bát sai quy cách có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của bạn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nước rửa bát dù là xịn hay rởm ít nhiều cũng có nguy cơ gây nguy cơ ung thư da.
Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
1. Tráng sơ sau khi rửa
Cách rửa bán an toàn
- Pha loãng dung dịch rửa bát
- Dùng dung dịch nước muối nóng ngâm làm sạch
- Đeo ngang tay khi rửa bát
- Phơi bắt đũa ở những nơi có nắng
- Dùng rẻ sạch lau khô bát đũa
Chỉ tráng sơ 1 lần sau khi rửa bát thì hóa chất vẫn bám trên bề mặt mặc dù bọt đã hết. Vì vậy cần phải rửa lại từ 2-3 lần để đảm bát đũa không còn chất hóa học.
2. Không dùng gang tay khi rửa bắt
Người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước rửa bát khi rửa cần phải đeo gang tay để tranh trường hợp hóa chất ăn mòn da tay có thể dẫn tới nguy cơ ung thư da.
Đối với những đồ dùng bằng nhựa, đũa tre cần hạn chế rửa bằng nước rửa bát vì dư lượng chất hoa học trong đồ dùng này rất khó đi, nhất là khi chúng dính dầu mỡ.
3. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa
Việc đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa sẽ khiến lượng hóa chất nhiều, khó loại bỏ hoàn toàn. Cách rửa này cũng không làm cho bát sạch hơn mà còn khiến cho độc tố hóa học đi vào cơ thể nhanh hơn do dư lượng thuốc rửa bát còn nhiều trên bát đĩa.
4. Ngâm bát đĩa trong nước rửa bát quá lâu
Thời gian ngâm càng lâu càng khiến hoá chất bám vào bát đĩa nhiều hơn. Đối với các loại vật liệu như tre hay gỗ thì một khi đã ngấm hoá chất, rất khó loại bỏ hoàn toàn.
5. Dùng quá nhiều nước rửa bát
Sai lầm cơ bản của các bà nội trợ là thường dùng nhiều nước rửa bát để rửa đồ dơ. Nó có thể đánh bay vết bản nhanh nhưng chất hóa học còn lại trong bát đũa sẽ vẫn còn.
6. Lấy bột giặt để rửa bát
Khác với nước rửa bát, các thành phần hoá học trong bột giặt chủ yếu là hương liệu với độc tính cao. Chất tẩy rửa có trong bột giặt có tính khử trùng mạnh, nếu còn sót lại trên chén bát sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, giảm sức đề kháng của cơ thể…
7. Dùng nước rửa bát không rõ nguồn gốc
Những loại nước rửa bát không có tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường khi dùng sẽ nguy hại không lường. Bởi các loại nước rửa bát này thường được pha thêm chất cấm , mang nhiều độc tính. Khi pha chế tùy tiện sẽ tạo ra những phản ứng gây ngộ độ, hậu quả khó lường cho sức khỏe

Posted By Bếp Cường Thịnh17:52