Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu ý khi sử dụng máy rửa bát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu ý khi sử dụng máy rửa bát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Điểm những lỗi cơ bản khi rửa bát vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền

Bất kể bạn thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhiều như thế nào thì phòng bếp nhà bạn vẫn bẩn hơn phòng tắm. Đó là thông tin do National Science Foundation (Mỹ) đưa ra. Dưới đây là 8 lỗi mà hầu như bà nội trợ nào cũng mắc phải, làm tăng vi khuẩn, gây hỏng bát đĩa và lãng phí tiền bạc.
1. Dùng quá nhiều xà phòng
Nếu bồn rửa bát của bạn trông giống như một bồn tắm sang trọng tràn đầy bọt xà phòng thì có thể bạn đã sử dụng quá lượng nước rửa cần thiết. Thực tế, bạn không nên dùng quá nhiều xà phòng để làm sạch bát, đĩa, đặc biệt là khi sử dụng máy rửa. Hóa chất trong nước rửa có thể làm cho bạn kém ngon miệng hơn khi ăn bằng những chiếc bát được rửa nhiều xà phòng.
Ngoài ra, bạn không nên lựa chọn xà phòng, chất tẩy rửa có thuốc tẩy, triclosan hoặc thuốc sát trùng vì chúng tạo ra siêu khuẩn kháng thuốc. Đặc biệt, nếu nước rửa có borax thì có thể gây rối loạn nội tiết tố và 1,4-dioxane là chất bị nghi ngờ gây ung thư. Xà phòng đơn thuần và nước nóng là đủ để làm sạch bát đĩa.
2. Lãng phí nước
Dùng máy rửa bát sẽ tiết kiệm được nhiều nước hơn cách thủ công. Nếu sử dụng máy rửa và bạn chất đầy bát đĩa vào máy trong một lần, hãy bỏ qua bước tráng ban đầu mà chỉ cần gạt sạch thức ăn thừa trên bát, đĩa. Còn nếu bạn tích bát, đĩa từ nhiều bữa ăn để rửa bằng máy, hãy tận dụng nước rửa rau để rửa sơ qua trước khi cho vào máy. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm được nước. Còn nếu rửa bằng tay, bạn có thể cắt giảm nước bằng cách đặt vòi chảy chậm và chặn lỗ thoát nước ở bồn trong khi rửa để trữ nước thay vì rửa từng chiếc dưới vòi.
3. Rửa bằng bọt biển
Những miếng bọt biển có thể là nơi trú ngụ của hàng ngàn vi khuẩn như E.coli và salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc hại). Những vi khuẩn này sẽ di chuyển từ miếng bọt biển sang bát đĩa và gây bệnh cho cơ thể.
Thay vì dùng miếng bọt biển, bạn hãy lựa chọn loại khăn làm từ sợi tự nhiên. Chất liệu này dễ dàng được làm sạch để loại bỏ vi khuẩn hơn bọt biển. Sau mỗi lần sử dụng, hãy treo khăn lên cao, phơi khô để tránh ẩm mốc. Bạn cũng có thể phơi khăn dưới ánh mặt trời để loại bỏ vi khuẩn.
4. Rửa bát trong bồn hoặc máy bẩn
Theo thống kê của National Health Service, bồn rửa trong nhà bếp thường chứa nhiều vi khuẩn gấp 100.000 lần so với nhà tắm hoặc nhà vệ sinh. Do đó, bạn cần vệ sinh bồn rửa hàng ngày bằng dấm và muối hoặc dấm và bột baking soda.
Cũng như vậy, máy rửa bát của bạn không phải là một nơi có thể yên tâm về sự sạch sẽ. Hơi nóng và độ ẩm là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu bạn thấy máy rửa bát có mùi, đó là lúc cần phải làm sạch. Thông thường, bạn chỉ cần đặt một cốc dấm trộn baking soda bên trong và cho máy chạy hết chu trình. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh máy đều đặn.
5. Xử lý rác trong bồn rửa
Thức ăn thừa trong bát hoặc phần thừa của rau, củ cần phải được làm sạch nhanh chóng trước khi chúng tự phân hủy ở bồn rửa. Bởi đó là điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh ẩn náu.
6. Rửa sai cách
Đối với các loại chảo dính dầu mỡ, không nên chà xát mạnh bằng xà phòng mà hãy đặt chảo lên bếp đun nóng để làm dầu mỡ tan ra, giúp rửa sạch dễ dàng hơn.
Ngoài ra, các loại dụng cụ nhà bếp bằng gỗ không bao giờ được rửa bằng máy. Vì ở nhiệt độ cao, thìa gỗ, thớt... sẽ bị hỏng, vỡ. Bạn nên rửa bằng tay nhưng tránh ngâm nước quá lâu.
7. Dùng máy rửa sai cách
Sử dụng máy rửa bát không đơn giản là xếp bát, đĩa vào trong rồi ấn nút. Nếu bạn chất quá nhiều đồ vào đó thì máy không thể làm sạch vết bẩn và xà phòng trên bề mặt bát, đĩa.
Bạn hãy đặt những chiếc bát lên trên cùng và đối diện với tia nước. Tức là bạn có thể nhìn thấy bên trong lòng bát từ phía dưới. Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu nhãn hiệu máy rửa cũng như những thông tin lượng bát đĩa có thể cho vào mỗi lần.
8. Vệ sinh không đúng cách
Khi căn bếp và bát đĩa sạch sẽ, vi khuẩn có hại không thể lây lan. Hãy dùng nước nóng - đủ nóng để phải đi găng tay, khi rửa bát.
Khăn dùng để lau tay phải được giữ khô, không ngấm nước, tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Thớt và dao cũng phải được rửa bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Bạn có thể dùng chanh và muối để vệ sinh thớt sạch sẽ rồi để ở nơi khô ráo

Posted By Bếp Cường Thịnh18:12