Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Hình ảnh Cao Bá Hưng rửa bát khiến fan nữ ngất ngây

"Mình thấy con trai làm việc nhà cũng không có gì là lạ. Các bạn nữ làm được thì mình cũng thế. Nếu sau này mà có vợ, mình sẽ giúp vợ nhiều nhất có thể, bởi vì việc nhà thì đâu phải chỉ của riêng ai?", Cao Bá Hưng nghĩ.

Cuộc thi "Sing my song" mùa đầu tiên đã khép lại. Cái tên được xướng lên ở vị trí quán quân chính là Cao Bá Hưng, chàng trai 17 tuổi, cháu nội 7 đời của nhà thơ Cao Bá Quát. Phải thừa nhận rằng, ngoài tài năng nổi bật, Bá Hưng còn có lối ứng xử khéo léo nên cậu rất được lòng người hâm mộ đặc biệt là giới trẻ. 
Thời gian biểu dành cho lịch học, lịch thu âm và sáng tác bài hát mới khá bận rộn nhưng Bá Hưng vẫn thường xuyên chia sẻ các hoạt động cá nhân lên mạng xã hội. Cậu cũng rất chăm trả lời câu hỏi của các fan. Đặc biệt, lối nói chuyện vừa dí dỏm vừa chừng mực của Bá Hưng khiến người đối diện cảm thấy mình được nâng niu và tôn trọng rất nhiều. 
Hình ảnh rửa bát đáng yêu của Cao Bá Hưng - quán quân Sing My Song khiến fan nữ đổ ầm ầm - Ảnh 1.
Cao Bá Hưng chính là người chiến thắng đầu tiên của "Sing My Song Vietnam"
Sau ánh đèn sân khấu, Bá Hưng là một chàng trai giản dị chỉ biết có âm nhạc và là đứa con ngoan trong gia đình. Mới đây, Bá Hưng khiến nhiều fan thích thú khi chia sẻ cảnh mình rửa chén với chú thích hài hước: "Gương mặt của bạn khi nghe mẹ nói rửa chén xong xuôi mới được đi chơi nghe con!!!". Bức ảnh thu hút 17.000 lượt like cùng rất nhiều bình luận. 
Bá Hưng vui vẻ đón nhận tất cả ý kiến khen ngợi, chọc cười lẫn lời chê "người gì đâu toàn xương xẩu" của cộng đồng mạng dành cho mình. Tinh thần trẻ trung, vui vẻ tràn ngập Facebook của Cao Bá Hưng.
Hình ảnh rửa bát đáng yêu của Cao Bá Hưng - quán quân Sing My Song khiến fan nữ đổ ầm ầm - Ảnh 2.
Bức ảnh rửa chén của Cao Bá Hưng hút chục ngàn lượt like trên mạng xã hội
Bá Hưng chia sẻ: "Mình hường xuyên làm việc nhà. Ngày trước có em gái thì có thể bảo em làm thay, bây giờ em đi du học nên mình cũng phải làm thôi. Ba mẹ hay đi làm cả ngày. Là con trai nhưng ba mẹ đã dạy mình làm việc nhà từ bé. Việc này cũng mang tính bắt buộc và thường xuyên trong gia đình mình. Mình thấy con trai làm việc nhà cũng không có gì là lạ. Các bạn nữ làm được thì mình cũng thế. 
Nếu sau này mà có vợ, mình sẽ giúp vợ nhiều nhất có thể, bởi vì việc nhà thì đâu phải chỉ của riêng ai?".
Bá Hưng thường làm vào buổi tối sau khi đi học về, phần lớn  thời gian ban ngày cậu đều dành cho việc đi học và công việc. Nói như vậy để thấy, Bá Hưng chăm chỉ và siêng năng đến mức nào. Soái ca ở đây chứ tìm đâu nữa các bạn nữ ơi!
Hình ảnh rửa bát đáng yêu của Cao Bá Hưng - quán quân Sing My Song khiến fan nữ đổ ầm ầm - Ảnh 3.
Hình ảnh rửa bát đáng yêu của Cao Bá Hưng - quán quân Sing My Song khiến fan nữ đổ ầm ầm - Ảnh 4.
Một số hình ảnh làm việc nhà của Bá Hưng do người thân chụp lại
Theo: Kenh 14.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh00:03

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Top 5 lỗi nghiêm trọng khi rửa bát cần biết càng sớm càng tốt

Theo kết luận của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ thì nhà bếp có thể bẩn hơn cả phòng tắm. Loại trừ miếng rửa bát là ổ vi khuẩn chứa mầm bệnh thì 8 sai lầm phổ biến dưới đây cũng có thể biến bồn rửa bát thành hiểm họa với sức khỏe.

Dùng quá nhiều xà phòng

Nếu bồn rửa chén bát của bạn tràn ngập bong bóng thì chắc chắn bạn sử dụng quá nhiều nước rửa bát. Điều này không chỉ làm để lại dấu ấn trên chén bát, đặc biệt khi sử dụng máy rửa bát làm cho món ăn không được ngon miệng mà còn tạo ra các siêu kháng thuốc bởi trong thuốc tẩy, triclosan hoặc thuốc sát khuẩn có các thành phần kháng khuẩn, nếu sử dụng nhiều sẽ gây nhờn. Bên cạnh đó, các chất có trong nước rửa chén còn có thể gây rối loạn nội tiết tố và chất dioxane có thể gây ung thư. Do vậy, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nước rửa chén vừa đủ kèm với nước nóng để làm sạch thức ăn thừa hay mỡ bám trên bát đĩa.


Lãng phí nước

Nước là nguồn tài nguyên không phải là vô tận và việc lãng phí nước không chỉ khiến bạn gia tăng số tiền trong hóa đơn mà còn hình thành thói quen không tiết kiệm. Để cắt giảm sử dụng nước khi rửa chén bát, bạn nên vặn vòi nước ở mức chảy chậm và tắt hẳn khi có việc đột xuất xảy ra khi đang rửa bát hoặc nếu không có thể đặt vào đó một chiếc chậu nhỏ để hứng nước, chờ bạn quay trở lại

Làm sạch bằng một miếng bọt biển

Sử dụng miếng bọt biển để rửa chén bát được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì khả năng làm sạch nhưng nó lại có thể chứa hàng ngàn vi khuẩn như E. coli và Salmonella mỗi 3cm và những đường hay lỗ hổng để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt được chế tạo trên miếng bọt biển cũng trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn. Bạn có thể thay thế miếng bọt biển này bằng miếng rửa chén bát làm từ sợi tự nhiên. Mặc dù loại này cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn nhưng với việc giặt sạch, phơi khô sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn.


Không làm sạch bồn rửa

Theo các dịch vụ y tế quốc gia Mỹ, bồn rửa nhà bếp thường chứa lượng vi khuẩn gấp 100 nghìn lần so với phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Do vậy nếu bạn không làm sạch bồn rửa thì nguy cơ vi khuẩn tấn công sức khỏe rất dễ xảy ra. Để làm sạch, bạn chỉ cần dùng giấm và baking soda hoặc giấm và muối hàng ngày. Đối với những gia đình sử dụng máy rửa bát cũng cần phải vệ sinh thường xuyên bởi nhiệt và độ ẩm tạo ra một môi trường hoàn hảo cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Bạn có thể khắc phục bằng cách thỉnh thưởng chạy máu rửa chén mà không có bát đĩa với một chén giấm và baking soda.


Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh bếp sạch sẽ rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại. Bạn nên dùng nước nóng già, đủ để cần đi găng tay để rửa chén bát bẩn. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh tất cả những dụng cụ như dao, thớt... đã chạm vào thịt sống để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên làm sạch dao, thớt bằng nước ấm với nước rửa chén hoặc chanh và muối sau mỗi lần sử dụng, sau đó để khô trước khi cất hoặc sử dụng trong lần dùng sau.

  Theo:suckhoedoisong.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh18:16

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Mẹo hay cho những bạn lười rửa bát quét nhà trong dịp tết

Việc rửa dọn bát đũa, đồ đạc trong căn bếp là việc mà ai cũng muốn... né. Rửa bát đĩa đã muốn tránh rồi, vậy thì rửa những thứ "khó nhằn" hơn như máy xay, chiếc thớt bám đầy mùi đồ ăn sống thì sao ?
Đừng lo nhé, bởi vậy bây giờ đã có những mẹo giúp bạn giải quyết công việc này một cách cực kỳ đơn giản
1. Cách rửa máy xay sinh tố vừa nhanh vừa dễ
Cho nước nóng và nước rửa bát vào "xay" chính là cách làm sạch nhanh gọn nhất!

2. Rửa thớt gỗ

Dùng chanh và muối chà lên mặt thớt, vừa làm sạch, vừa khử mùi.

3. Mẹo rửa máy xay cà phê

Bằng cách cho vài mẩu bánh mỳ vào xay, chúng ta sẽ làm sạch máy xay cà phê một cách dễ dàng.

4. Đánh rửa bếp ga

Pha baking soda với oxy già để rửa bếp ga, cách này sẽ giúp bạn làm sạch nhanh và dễ dàng hơn.

5. Rửa chảo bị cháy

Cho baking soda và nước vào đun sôi, vết cháy sẽ... tự động được làm sạch.

6. Rửa chảo gang dính nhiều vết bẩn

Cho muối vào rang, sau khi đổ ra thì dùng dầu ăn để chà.
Theo:kenh14.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh00:13

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Cô dâu chưa kịp tháo vương miện đã phải rửa một đống bát đĩa

Phải rửa cả đống bát đĩa dài "tràng giang đại hải”, ấy thế mà, có người vẫn có thể coi đó là “niềm vui, nhiệm vụ của dâu mới”.

Lấy chồng có lẽ là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời người con gái. Từ đây, cuộc đời bế tắc hay cuộc sống nở hoa phụ thuộc rất nhiều vào người chồng mà các cô gái đã lựa chọn. Vui có, hạnh phúc có, nhưng đi kèm với đó cũng là trăm ngàn mối lo lắng tìm đến và phát sinh.
Có cô dâu chưa kịp tận hưởng hết niềm vui ngày trọng đại chỉ có 1 lần trong đời thì đã phải ngao ngán lắc đầu với mâm bát đũa xếp cao ngồn ngộn sau khi bạn bè, người thân tới ăn uống chúc mừng.
 Dâu mới chưa kịp tháo vương miện cài đầu đã phải xắn tay rửa đống bát đũa chất chồng - Ảnh 1.
Hình ảnh cô dâu mới ngồi rửa bát với gương mặt tỉu ngìu ngày cưới thu hút 2.500 lượt like.
Ở thành phố, việc tổ chức tiệc cưới ngoài nhà hàng, thuê người làm từ A đến Z nên sau khi hôn lễ kết thúc, cô dâu chỉ việc ung dung cùng chú rể chụp choẹt ảnh kỷ niệm cùng người thân trong nhà rồi ngồi thư thái đếm phong bì cưới.
Còn ở các vùng quê, hầu hết cỗ cưới đều do người nhà tự làm lấy, nên nhiều cô dâu mới phải "mắt tròn mắt dẹt" vì mâm bát ăn xong xếp một hàng "tràng giang đại hải" đang chờ đến lượt mình.
Mới đây, trên diễn đàn hội chị em có truyền tay nhau hình ảnh một cô dâu mới về nhà chồng đang hì hục rửa một đống bát đũa vây quanh mà thấy đồng cảm và xót thay cho phận làm dâu.
 Dâu mới chưa kịp tháo vương miện cài đầu đã phải xắn tay rửa đống bát đũa chất chồng - Ảnh 2.
Chưa kịp tháo vương miện trên đầu, cô dâu đã phải xắn tay vào rửa bát.
"Nghĩ mà nản. Đợt em về bát đũa cả một sân luôn, còn hơn thế này", "Em cũng bị cảnh này. Ở quê, con dâu mới về thấy mọi người làm là phải làm, không làm sẽ bị soi mói chê bai rằng cô dâu lười".
"Mình cũng trải nghiệm rồi, chia buồn", "Ác mộng cuộc đời đây mà, nhớ cảnh ngày đầu về làm dâu", "Nhìn cảnh này em lại nhớ lại 7 năm về trước, 35 mâm thôi, thấy em xuất hiện là bao nhiêu chị em dâu nhà chồng vỗ đít hét các mẹ ạ"… là những lời tâm sự chia xót, động viên của những cô gái có cùng cảnh ngộ.
Thế nhưng, vẫn có không ít những cô nàng may mắn hơn, khi về làm dâu, được anh chị em và mọi người rửa bát đĩa giúp nên cứ nhàn tênh chẳng khác gì ở nhà mẹ đẻ. Những cô nàng này thường lấy được những anh chồng có bố mẹ chồng và người nhà chồng tâm lý.
Theo các cô con dâu, nếu nhà chồng tâm lý, nhớ lại cảnh ngày xưa mình cũng khổ sở, chìm trong cả biển bát đũa mà thương con dâu thì các cô con dâu sẽ chẳng còn gặp phải cơn ác mộng này.
Tuy nhiên, cũng có một số chị em coi chuyện dâu mới về rửa bát là chuyện thường tình, cho rằng, đó là việc nhà mình chứ chẳng phải việc nhà ai.
Anh em họ hàng rửa phụ giúp cho là may, còn không họ bỏ về hết thì ngồi rửa một mình là chuyện thường từ xưa tới nay và cho hay gần như cô gái nào lấy chồng về cũng rửa cả núi bát đũa như thế, thậm chí có người còn phải rửa nhiều hơn và coi đây là "niềm vui của cô dâu mới".
Những cô nàng chăm chỉ rửa bát còn được mệnh danh là "nữ hoàng chén đĩa".
 Dâu mới chưa kịp tháo vương miện cài đầu đã phải xắn tay rửa đống bát đũa chất chồng - Ảnh 3.
Chị em than thở về thân phận làm dâu.
 Dâu mới chưa kịp tháo vương miện cài đầu đã phải xắn tay rửa đống bát đũa chất chồng - Ảnh 4.
Nhìn mâm bát ngồn ngộn chất đống thế này liệu có ai không sợ?
"Gớm! Thế này còn may mắn chán. Em vừa cởi được cái váy ra, bà cô chồng đang rửa thấy em liền nói câu nhẹ tựa lông hồn "cháu rửa nốt nhé". Nghẹn ngào "vâng" xong xắn quần rửa, may còn có người quan tâm lấy hộ cái ghế vì em đang có bầu.
Mà bát đũa nào đâu được phân bát ra bát, đũa ra đũa thế này, bê cả mâm ra í chứ. Rửa xong thì quét dọn với cọ sân, lau 2 cái nhà 3 tầng thì các mẹ biết rồi đấy", Lan Thư chia sẻ.
Cho rằng, lối suy nghĩ trên của chị em, coi rửa bát nghiễm nhiên là phận sự của phụ nữ, của con dâu mà vui vẻ chấp nhận sẽ dẫn đến việc không bao giờ có sự bình đẳng và được tôn trọng:
"Cứ thế này, cộng với cái suy nghĩ "phải đẻ con trai bằng được để nối dõi tông đường", không sớm thì muộn các bạn trai cũng sẽ lấy nhau và việc có con cũng nhờ tiến bộ của khoa học can thiệp hết.
Đúng là cái suy nghĩ nông cạn, ấu trĩ và cổ hủ, chỉ giỏi bắt nạt phụ nữ!", Nguyen Thuy Chi bức xúc nói.
Theo cô, cô dâu cũng là người chứ đâu phải cái máy rửa bát?: "Các bà mẹ chồng có con gái mà nhìn cái cảnh con mình phải làm như con dâu xem, nếu không thấy xót thì chắc chả cô dâu nào dám than nửa lời đâu.
Nhiều nhà coi con mình như lá ngọc cành vàng, còn con người ta như đồ bỏ đi, không bằng người đi ở. Thật sự rất thương những cô dâu ở vùng nông thôn, cưới xong cứ như đi đày".
Dâu mới về nhà chồng phải rửa bát, dọn dẹp nhà cửa là bổn phận và trách nhiệm, thế nhưng, nếu việc gì cũng chừa lại để hết cho dâu mới làm thì đúng là ăn hiếp "con gái nhà người ta" một cách thái quá, đáng bị lên án và lúc ấy, không phải ai khác, chính các cô dâu mới phải là người "vùng dậy đấu tranh", kêu gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh, nhất là sự giúp đỡ của chú rể
Theo: soha.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh00:02

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Rửa bát sai quy cách có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của bạn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nước rửa bát dù là xịn hay rởm ít nhiều cũng có nguy cơ gây nguy cơ ung thư da.
Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
1. Tráng sơ sau khi rửa
Cách rửa bán an toàn
- Pha loãng dung dịch rửa bát
- Dùng dung dịch nước muối nóng ngâm làm sạch
- Đeo ngang tay khi rửa bát
- Phơi bắt đũa ở những nơi có nắng
- Dùng rẻ sạch lau khô bát đũa
Chỉ tráng sơ 1 lần sau khi rửa bát thì hóa chất vẫn bám trên bề mặt mặc dù bọt đã hết. Vì vậy cần phải rửa lại từ 2-3 lần để đảm bát đũa không còn chất hóa học.
2. Không dùng gang tay khi rửa bắt
Người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước rửa bát khi rửa cần phải đeo gang tay để tranh trường hợp hóa chất ăn mòn da tay có thể dẫn tới nguy cơ ung thư da.
Đối với những đồ dùng bằng nhựa, đũa tre cần hạn chế rửa bằng nước rửa bát vì dư lượng chất hoa học trong đồ dùng này rất khó đi, nhất là khi chúng dính dầu mỡ.
3. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa
Việc đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa sẽ khiến lượng hóa chất nhiều, khó loại bỏ hoàn toàn. Cách rửa này cũng không làm cho bát sạch hơn mà còn khiến cho độc tố hóa học đi vào cơ thể nhanh hơn do dư lượng thuốc rửa bát còn nhiều trên bát đĩa.
4. Ngâm bát đĩa trong nước rửa bát quá lâu
Thời gian ngâm càng lâu càng khiến hoá chất bám vào bát đĩa nhiều hơn. Đối với các loại vật liệu như tre hay gỗ thì một khi đã ngấm hoá chất, rất khó loại bỏ hoàn toàn.
5. Dùng quá nhiều nước rửa bát
Sai lầm cơ bản của các bà nội trợ là thường dùng nhiều nước rửa bát để rửa đồ dơ. Nó có thể đánh bay vết bản nhanh nhưng chất hóa học còn lại trong bát đũa sẽ vẫn còn.
6. Lấy bột giặt để rửa bát
Khác với nước rửa bát, các thành phần hoá học trong bột giặt chủ yếu là hương liệu với độc tính cao. Chất tẩy rửa có trong bột giặt có tính khử trùng mạnh, nếu còn sót lại trên chén bát sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, giảm sức đề kháng của cơ thể…
7. Dùng nước rửa bát không rõ nguồn gốc
Những loại nước rửa bát không có tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường khi dùng sẽ nguy hại không lường. Bởi các loại nước rửa bát này thường được pha thêm chất cấm , mang nhiều độc tính. Khi pha chế tùy tiện sẽ tạo ra những phản ứng gây ngộ độ, hậu quả khó lường cho sức khỏe

Posted By Bếp Cường Thịnh17:52

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Điểm những lỗi cơ bản khi rửa bát vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền

Bất kể bạn thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhiều như thế nào thì phòng bếp nhà bạn vẫn bẩn hơn phòng tắm. Đó là thông tin do National Science Foundation (Mỹ) đưa ra. Dưới đây là 8 lỗi mà hầu như bà nội trợ nào cũng mắc phải, làm tăng vi khuẩn, gây hỏng bát đĩa và lãng phí tiền bạc.
1. Dùng quá nhiều xà phòng
Nếu bồn rửa bát của bạn trông giống như một bồn tắm sang trọng tràn đầy bọt xà phòng thì có thể bạn đã sử dụng quá lượng nước rửa cần thiết. Thực tế, bạn không nên dùng quá nhiều xà phòng để làm sạch bát, đĩa, đặc biệt là khi sử dụng máy rửa. Hóa chất trong nước rửa có thể làm cho bạn kém ngon miệng hơn khi ăn bằng những chiếc bát được rửa nhiều xà phòng.
Ngoài ra, bạn không nên lựa chọn xà phòng, chất tẩy rửa có thuốc tẩy, triclosan hoặc thuốc sát trùng vì chúng tạo ra siêu khuẩn kháng thuốc. Đặc biệt, nếu nước rửa có borax thì có thể gây rối loạn nội tiết tố và 1,4-dioxane là chất bị nghi ngờ gây ung thư. Xà phòng đơn thuần và nước nóng là đủ để làm sạch bát đĩa.
2. Lãng phí nước
Dùng máy rửa bát sẽ tiết kiệm được nhiều nước hơn cách thủ công. Nếu sử dụng máy rửa và bạn chất đầy bát đĩa vào máy trong một lần, hãy bỏ qua bước tráng ban đầu mà chỉ cần gạt sạch thức ăn thừa trên bát, đĩa. Còn nếu bạn tích bát, đĩa từ nhiều bữa ăn để rửa bằng máy, hãy tận dụng nước rửa rau để rửa sơ qua trước khi cho vào máy. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm được nước. Còn nếu rửa bằng tay, bạn có thể cắt giảm nước bằng cách đặt vòi chảy chậm và chặn lỗ thoát nước ở bồn trong khi rửa để trữ nước thay vì rửa từng chiếc dưới vòi.
3. Rửa bằng bọt biển
Những miếng bọt biển có thể là nơi trú ngụ của hàng ngàn vi khuẩn như E.coli và salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc hại). Những vi khuẩn này sẽ di chuyển từ miếng bọt biển sang bát đĩa và gây bệnh cho cơ thể.
Thay vì dùng miếng bọt biển, bạn hãy lựa chọn loại khăn làm từ sợi tự nhiên. Chất liệu này dễ dàng được làm sạch để loại bỏ vi khuẩn hơn bọt biển. Sau mỗi lần sử dụng, hãy treo khăn lên cao, phơi khô để tránh ẩm mốc. Bạn cũng có thể phơi khăn dưới ánh mặt trời để loại bỏ vi khuẩn.
4. Rửa bát trong bồn hoặc máy bẩn
Theo thống kê của National Health Service, bồn rửa trong nhà bếp thường chứa nhiều vi khuẩn gấp 100.000 lần so với nhà tắm hoặc nhà vệ sinh. Do đó, bạn cần vệ sinh bồn rửa hàng ngày bằng dấm và muối hoặc dấm và bột baking soda.
Cũng như vậy, máy rửa bát của bạn không phải là một nơi có thể yên tâm về sự sạch sẽ. Hơi nóng và độ ẩm là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu bạn thấy máy rửa bát có mùi, đó là lúc cần phải làm sạch. Thông thường, bạn chỉ cần đặt một cốc dấm trộn baking soda bên trong và cho máy chạy hết chu trình. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh máy đều đặn.
5. Xử lý rác trong bồn rửa
Thức ăn thừa trong bát hoặc phần thừa của rau, củ cần phải được làm sạch nhanh chóng trước khi chúng tự phân hủy ở bồn rửa. Bởi đó là điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh ẩn náu.
6. Rửa sai cách
Đối với các loại chảo dính dầu mỡ, không nên chà xát mạnh bằng xà phòng mà hãy đặt chảo lên bếp đun nóng để làm dầu mỡ tan ra, giúp rửa sạch dễ dàng hơn.
Ngoài ra, các loại dụng cụ nhà bếp bằng gỗ không bao giờ được rửa bằng máy. Vì ở nhiệt độ cao, thìa gỗ, thớt... sẽ bị hỏng, vỡ. Bạn nên rửa bằng tay nhưng tránh ngâm nước quá lâu.
7. Dùng máy rửa sai cách
Sử dụng máy rửa bát không đơn giản là xếp bát, đĩa vào trong rồi ấn nút. Nếu bạn chất quá nhiều đồ vào đó thì máy không thể làm sạch vết bẩn và xà phòng trên bề mặt bát, đĩa.
Bạn hãy đặt những chiếc bát lên trên cùng và đối diện với tia nước. Tức là bạn có thể nhìn thấy bên trong lòng bát từ phía dưới. Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu nhãn hiệu máy rửa cũng như những thông tin lượng bát đĩa có thể cho vào mỗi lần.
8. Vệ sinh không đúng cách
Khi căn bếp và bát đĩa sạch sẽ, vi khuẩn có hại không thể lây lan. Hãy dùng nước nóng - đủ nóng để phải đi găng tay, khi rửa bát.
Khăn dùng để lau tay phải được giữ khô, không ngấm nước, tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Thớt và dao cũng phải được rửa bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Bạn có thể dùng chanh và muối để vệ sinh thớt sạch sẽ rồi để ở nơi khô ráo

Posted By Bếp Cường Thịnh18:12

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Bí kíp giúp rửa bát mà không sợ bị bong da tay

Chuyện bong da tay vì rửa bát diễn ra quá thường xuyên và vì thế nên chúng ta cần biết những điều sau để chăm sóc đôi bàn tay bé nhỏ.


Rửa bát vào mùa đông là "nỗi buồn không của riêng ai" – không chỉ vì lạnh, vì lười mà còn vì việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khô nẻ, bong da tay. Thế nhưng, không thể vì ngại tay xấu mà chúng ta không rửa bát được. Thay vào đó, bạn hãy áp dụng ngay 4 bí kíp dưới đây để không còn phải lo ngại tay khô nứt nẻ vì rửa bát nữa nhé!

Dưỡng da tay bằng vaseline

Không lo bong da tay vì rửa bát khi có những bí kíp sau - Ảnh 1.
Đây là biện pháp cơ bản và đơn giản nhất giúp bạn lấy lại độ ẩm cần thiết và loại bỏ những mảng da bong tróc. Những gì bạn cần làm là thoa một lượng vaseline vừa đủ lên tay (lưu ý thoa khắp lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay và các kẽ ngón tay), massage nhẹ nhàng trong 5 phút. Sau đó, bạn có thể đeo găng tay mỏng để da dễ dàng thẩm thấu độ ẩm và các dưỡng chất của vaseline. Bạn nên thực hiện biện pháp này từ 1 – 2 lần/ngày, sau khi rửa bát hoặc trước khi đi ngủ.

Tẩy da chết cho tay

Không lo bong da tay vì rửa bát khi có những bí kíp sau - Ảnh 2.
Tình trạng da khô và bong tróc cũng có thể xảy ra khi có quá nhiều lớp tế bào chết trên da. Đó là lí do bạn cần phải thường xuyên tẩy da chết cho khu vực này. Nó sẽ khiến làn da của bạn trở nên sáng hơn đồng thời dễ hấp thụ dưỡng chất có trong các sản phẩm dưỡng da tay hơn. Bạn có thể trộn đều đường nâu và dầu oliu. Sau đó dùng khăn mỏng lấy hỗn hợp và cọ xát khắp bàn tay trong 5 – 10 phút. Đừng quên bôi kem dưỡng ẩm cho da tay sau khi rửa sạch hỗn hợp tẩy tế bào chết nhé!

Dùng mặt nạ mật ong và nha đam

Không lo bong da tay vì rửa bát khi có những bí kíp sau - Ảnh 3.
Tương tự như da mặt, da tay cũng cần được đắp mặt nạ để bổ sung dưỡng chất và hồi phục sức đàn hồi cũng như sự mịn màng. Lựa chọn hàng đầu trong việc cấp ẩm chính là mặt nạ mật ong và nha đam. Bạn có thể tách phần thịt nha đam, trộn đều với mật ong và dùng tay để bóp nát hỗn hợp, đồng thời tiến hành massage tay. Lưu lại hỗn hợp trên da khoảng 10 phút trước khi rửa sạch lại với nước ấm. Mật ong nha đam không chỉ giúp da ngậm nước mà còn ngăn ngừa việc nứt nẻ, bong tróc da. Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.

Ủ tay với chanh tươi và sữa không đường

Không lo bong da tay vì rửa bát khi có những bí kíp sau - Ảnh 4.
Một loại mặt nạ khác dành cho da tay mà bạn có thể áp dụng là chanh tươi kết hợp sữa không đường. Đầu tiên, bạn cần trộn đều chanh tươi và sữa tươi theo tỉ lệ 1:10. Sau đó, hãy lấy một lượng dung dịch vừa đủ thoa khắp lên tay trong 2 phút cho đến khi dung dịch hơi se lại thì tiếp tục lấy một lượng khác để thoa và massage tiếp. Thực hiện massage theo lớp liên tục trong 30 phút trước khi rửa lại với nước ấm. Áp dụng biện pháp này 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy da tay được cải thiện đáng kể.

Một số lưu ý khác:

- Không dùng nước quá nóng để rửa tay sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da tay.
- Dùng khăn bông mềm để thấm khô da tay, không nên chà xát mạnh làm mất đi độ ẩm cân bằng tự nhiên của da tay.
- Cắt tỉa móng và các vết xước da tay thường xuyên, tránh để móng quá dài hoặc vết xước trở nên sâu hơn.
Theo:kenh14.vn

Posted By Bếp Cường Thịnh18:53